Cho vay theo chuỗi giá trị được định nghĩa là dòng vốn đầu tư vào các liên kết khác nhau trong một chuỗi giá trị. Đây là một cách tiếp cận toàn diện trong đó không chỉ ở người đi vay trực tiếp mà còn là quá trình phân tích và dự báo về từng thời ký cụ thể để lựa chọn cho vay theo công đoạn, các khâu trong chuỗi giá trị.
Trong hình thức cho vay này, ngân hàng có thể cho vay thế chấp bằng hàng hóa, động sản (cho vay thương lái và chế biến), hoặc cũng có thể dưới hình thức tài trợ thương mại (phục vụ quá trình tiêu thụ, phân phối các sản phẩm nông nghiệp).
Chính vì thế, tại hội thảo “Cho vay theo chuỗi giá trị - Chính sách và thực tiễn áp dụng” do Viện Chiến lược Ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) và Tổ chức Oxfam tại Việt Nam tổ chức vào ngày 6/7 tại Hà Nội, các chuyên gia và DN đều đánh giá cao vào mô hình này, nếu được áp dụng hiệu quả tại Việt Nam sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho sự phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam.
Về vấn đề này, ông Phạm Xuân Hòe, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Ngân hàng cho hay, vay theo chuỗi giá trị thì các dòng tiến khép kín, khâu nay có lợi cho khâu kia nên ngân hàng có thể cho DN vay theo hình thức tín chấp. Bên cạnh đó, hình thức này giúp ngân hàng huy động được nhiều hình thức sản phẩm, dịch vụ tài chính như: tiền gửi, thanh toán L/C, tiết kiệm, bảo hiểm… khiến lợi ích cho ngân hàng tăng lên, tạo điều kiện để các ngân hàng giảm lãi suất cho vay cho DN.
Tuy nhiên, đánh giá về thực trạng của hình thức này, TS. Trần Công Thắng, Phó Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho rằng, liên kết giữa hộ nông dân và DN còn rất ít, lỏng lẻo nên việc cho vay theo chuỗi có nhiều hạn chế. Hơn nữa, hình thức này vẫn đang thiếu cơ chế, chính sách hỗ trợ, phần lớn DN có quy mô lớn mới được vay theo chuỗi giá trị, DN quy mô nhỏ và vừa vẫn chưa được hưởng cơ chế này.
Nguyên nhân của thực trạng nêu trên, theo TS. Thắng, quy mô hộ sản xuất nhỏ lẻ, vùng sản xuất không tập trung; người nông dân không có nhiều lựa chọn bán sản phẩm, liên kết giữa hộ nông dân với hộ nông dân yếu.
Đặc biệt, nguyên nhân mấu chốt do việc liên kết yếu còn do sự phân phối lợi nhuận không công bằng. TS. Trần Công Thắng dẫn chứng, việc phân phối chi phí lợi nhuận trong XK gạo thì 83% chi phí thuộc về nông dân, nhưng được hưởng 53% lợi nhuận; việc XK chỉ mất 4% chi phí nhưng lại hưởng tới 30% lợi nhuận…
Ngoài ra, theo ông Thắng, vấn đề này còn gặp hạn chế do cam kết ko chặt chẽ, thiếu vai trò của chính quyền địa phương và trọng tài thương mại; chuỗi liên kết còn gặp rủi ro cao, DN vốn ít nhưng đầu tư dàn trải; thiếu chính sách thu hút thực sự DN trong liên kết với hộ nông dân; tập quán canh tác.
Bên cạnh đó, theo ông Phạm Xuân Hòe, nguyên nhân của hạn chế còn do sản phẩm tài chính chưa đa dạng và đồng bộ, trong khi cho vay chủ thể theo chuỗi chiếm 95,5%, mua bán ngoại tệ chiếm 48,2%, tài trợ XNK chiếm 47,3%... thì cho thuê tài chính chỉ chiếm 10,9%, bao thanh toán chiếm 17,3%.
Vì thế, trong thời gian tới, các chuyên gia nhận định, ngành nông nghiệp Việt Nam cần đẩy mạnh tái cơ cấu, xây dựng những mô hình chuỗi giá trị liên kết bền vững.
Đặc biệt, để đẩy mạnh cho vay theo chuỗi giá trị, ông Phạm Xuân Hòe mong muốn các DN tham gia chuỗi phải chủ động liên kết, cung ứng đầu vào, đầu ra của sản phẩm nông nghiệp, nông sản; phải cùng với các ngân hàng thương mại làm đầu mối phân chia sòng phẳng lợi ích và lợi nhuận của các thành viên tham gia trong chuỗi theo nguyên tắc công khai, minh bạch.
"Các DN phải thương thảo bộ quy tắc ứng xử mẫu (lưu ý tiêu chí về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp ,đầu tư tạo tác động xã hội và chia sẻ rủi ro hướng tới lợi ích của người nông dân) để ngân hàng và DN có luật chơi theo đúng thị trường”, ông Hòe đề xuất.
- Blackberry chính thức nhập cuộc sản xuất xe hơi tự lái
- Sản lượng công nghiệp Trung Quốc tăng thấp kỷ lục từ năm 2008
- Cặp đôi gửi hóa đơn đòi tiền khách mời vì không... dự đám cưới
- Doanh thu MU tăng trưởng mạnh trong quý III
- Nông dân dụ đàn cừu xếp hình trái tim tưởng nhớ người thân
- Thanh niên bị phạt giặt quần áo cho 2.000 phụ nữ trong làng
- Thế giới 2015: Trung bình mỗi tháng xảy ra 1 thảm kịch
- Giá tiêu dùng ở Thụy Sĩ xuống thấp nhất trong 56 năm
- Điều chỉnh tỷ giá NDT không ảnh hưởng đến thương mại Trung Quốc
- Khi giá trị của nghệ thuật được đem ra so sánh