【kèo fiorentina】Doanh nghiệp Hàn Quốc quan tâm quy trình hoàn thuế
DNCX được kinh doanh tại thị trường nội địa
Theo Tổng cục Thuế, tại Nghị định số 114/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định số 29/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế quy định, DNCX có thể bán tài sản thanh lý và hàng hóa vào thị trường nội địa. Ngoài ra, DNCX được cấp Giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam.
Theo quy định của Luật số 32/2013/QH13 sửa đổi bổ sung Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12, Nghị định số 218/2013/NĐ-CP, từ năm 2014 ưu đãi thuế TNDN áp dụng đối với dự án đầu tư đáp ứng điều kiện về ngành nghề, địa bàn quy định tại Nghị định số 218/2013/NĐ-CP của Chính phủ, Tổng cục Thuế cho rằng, trường hợp DNCX được cấp Giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam (DNCX có thành lập chi nhánh hoặc không thành lập chi nhánh) thì DNCX phải thực hiện đăng ký với cơ quan Thuế nội địa để kê khai, nộp thuế GTGT, sử dụng hóa đơn theo quy định Thông tư số 39/2014/TT-BTC.
Về sử dụng hóa đơn, thủ tục thanh lý hàng hóa là máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển tạo tài sản cố định của DNCX, thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 9 công văn số 18195/BTC-TCHQ ngày 8-12-2015 của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế hướng dẫn, về thủ tục thanh lý tại thị trường Việt Nam, trường hợp khi bán vào nội địa DNCX liên hệ với cơ quan Thuế nội địa để cơ quan Thuế nội địa cấp 1 hóa đơn lẻ GTGT. DXCX sử dụng hóa đơn GTGT lẻ để xuất bán máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển được xác định bằng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn bán lẻ thanh lý máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển trừ số thuế GTGT nộp ở khâu nhập khẩu khi chuyển đổi mục đích sử dụng.
Với trường hợp thực hiện theo Điều 86 Thông tư số 38/2015/TT-BTC thì DN phải có văn bản nêu rõ lý do thanh lý, hình thức thanh lý, biện pháp thanh lý, lượng hàng cần thanh lý gửi Chi cục Hải quan quản lý DNCX và đăng ký tờ khai theo loại hình tương ứng, doanh nghiệp nội địa sẽ làm thủ tục nhập khẩu, nộp các loại thuế theo quy định. Tại thời điểm bán, thanh lý vào thị trường nội địa không áp dụng chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện quản lý theo điều kiện, tiêu chuẩn, kiểm tra chuyên ngành chưa thực hiện khi nhập khẩu; hàng hóa quản lý bằng giấy phép thì phải được cơ quan cấp phép nhập khẩu đồng ý bằng văn bản.
Thực hiện ứng dụng CNTT trong hoàn thuế GTGT
Theo ý kiến của nhiều DN Hàn Quốc, việc nhận được hoàn thuế GTGT khá quan trọng với mỗi Công ty. Công ty mong muốn thời gian xử lý Hồ sơ hoàn thuế được giải quyết theo đúng quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Trước vấn đề này, theo Tổng cục Thuế, việc phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau và trách nhiệm của cơ quan Thuế trong việc giải quyết hồ sơ hoàn thuế được thực hiện theo quy định tại Điều 60 Luật Quản lý thuế số 78/2005/QH11 ngày 29-11-2006 đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1, khoản 18 Điều 1 Luật số 21/2012/QH13 ngày 20-11-2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế; khoản 3 Điều 1 Luật số 106/2016/QH13 ngày 6-4-2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế Giá trị gia tăng, Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế. Theo đó, đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước, kiểm tra thì chậm nhất là 6 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hoàn thuế, cơ quan quản lý thuế phải quyết định hoàn thuế theo đề nghị của người nộp thuế; trường hợp không đáp ứng điều kiện hoàn thuế trước, kiểm tra sau thì thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế về việc chuyển hồ sơ sang diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau hoặc thông báo lý do không hoàn thuế; đối với hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau thì chậm nhất là 40 ngày, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hoàn thuế, cơ quan quản lý thuế phải quyết định hoàn thuế hoặc thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế lý do không hoàn thuế.
Kể từ khi có Nghị quyết số 19/2016/NQ-CP ngày 28-4-2016 của Chính phủ, Tổng cục Thuế đã quán triệt yêu cầu đối với công tác quản lý hoàn thuế đó là: “Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin tối thiểu đạt 95% trong nộp tờ khai, nộp thuế, hoàn thuế. Công khai cơ sở dữ liệu về hoàn thuế, bảo đảm 100% hồ sơ hoàn thuế được kiểm tra và 100% hồ sơ khiếu nại của người nộp thuế được giải quyết đúng thời gian quy định của pháp luật. Công khai, minh bạch các quy định của Luật Quản lý thuế, các quy trình thanh tra, giải quyết khiếu nại và hoàn thuế Giá trị gia tăng”.
Cùng với đó, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 204/2015/TT-BTC ngày 21-12-2015 về áp dụng rủi ro trong nghiệp vụ quản lý thuế. Theo đó, cơ quan Thuế chủ yếu thực hiện hoàn thuế GTGT trước, kiểm tra sau, đảm bảo việc hoàn thuế nhanh, kịp thời, đúng quy định của pháp luật theo các mục tiêu đã nêu ở trên và Thông tư số 99/2016/TT-BTC ngày 29-6-2016 hướng dẫn về quản lý hoàn thuế Giá trị gia tăng đã có nội dung hướng dẫn về hoàn thuế điện tử; công khai việc giải quyết hồ sơ hoàn thuế trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế; quy định việc phân công, tiếp nhận, phân loại hồ sơ, giải quyết hoàn thuế đảm bảo chặt chẽ, tự động trên hệ thống ứng dụng quản lý thuế của ngành Thuế.
Theo đó, thực hiện hoàn thuế điện tử, người nộp thuế (NNT) lập và gửi hồ sơ đề nghị hoàn thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế; cơ quan Thuế thực hiện tiếp nhận, thông báo kết quả giải quyết hoàn thuế, thông báo hồ sơ không đủ điều kiện hoàn thuế hoặc các thông báo có liên quan đến quá trình giải quyết hồ sơ cho NNT qua Cổng thông tin điện tử. NNT tra cứu quá trình giải quyết hồ sơ của mình tại cơ quan Thuế trên Cổng thông tin điện tử này. Hồ sơ của NNT được thông báo công khai, minh bạch, NNT không phải đến cơ quan Thuế, hạn chế sự tiếp xúc với cán bộ thuế, vừa tiết kiệm thời gian, chi phí cho NNT, cơ quan Thuế, vừa phòng chống các hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà của cán bộ thuế.
Chiều 23-9, Bộ Tài chính phối hợp với Đại sứ quán nước Đại Hàn Dân Quốc và Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc tổ chức Hội nghị đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan với 250 DN Hàn Quốc. Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn khẳng định, cộng đồng DN Hàn Quốc đang dẫn đầu khối DN FDI và có nhiều đóng góp lớn, là động lực phát triển nền kinh tế Việt Nam. Hội nghị là dịp để Bộ Tài chính, trao đổi, giới thiệu chính sách thuế, hải quan trong năm qua đã được sửa đổi, bổ sung cho cộng đồng DN Hàn Quốc có hoạt động tại Việt Nam biết và thực hiện. Đây cũng là dịp để các DN nêu những vướng mắc, câu hỏi liên quan đến chính sách thuế, hải quan để Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan giải đáp nhằm tháo gỡ vướng mắc cho DN trong quá trình hoạt động. Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Đại Hàn Dân Quốc tại Việt Nam, ông Lee Hyuk cho biết, tính đến tháng 6-2016, số vốn đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam đạt 48,5 tỷ USD và hy vọng tăng trưởng kim ngạch thương mại song phương của hai nước sẽ tăng lên 70 tỷ USD đến năm 2020. “Đây được xem là vấn đề mà DN Hàn Quốc quan tâm hàng đầu. Nhất là trong xu thế hoạt động của DN được toàn cầu hóa nên môi trường kinh doanh, chính sách thuế, hải quan luôn được DN cân nhắc khi đầu tư”, Đại sứ Lee Hyuk nói. Tính đến nay, Bộ Tài chính đã tổ chức 9 kỳ Hội nghị không chỉ để phổ biến các chế độ chính sách mới mà còn lắng nghe và giải quyết vướng mắc cho DN. Các vấn đề DN đặt ra còn giúp cơ quan quản lý hoàn thiện chính sách quản lý của mình. Đ.Lê |
相关文章
Hacker bắt đầu nhắm thẳng đến ví bitcoin
Cerber, một trong những loại ransomware tồi tệ nhất (chiếm 90% thị trường trên Windows), vừa được bổ2025-01-24Công bố chỉ giới đường đỏ Vành đai 4 đi qua ba huyện ngoại thành Hà Nội
Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội đãphối hợp với UBND huyện Đan Phượng tổ chức Hội2025-01-24Capital House bàn giao sổ hồng cho những cư dân đầu tiên của EcoCity Premia
Sổ hồng đã sẵn sàng để trao cho những cư dân đầu tiên của dự ánEcoC2025-01-24Phát hiện thi thể nam giới đang trong giai đoạn phân hủy
Người dân cho biết, thi thể đã nặng mùi, cách thi thể không xa là 1 chiếc xe máy mang biển số tỉnh Đ2025-01-24Cả nước có hơn 8.800 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, chờ đón cơ hội mới
Hoạt động sản xuất tại một doanh nghiệp may mặc2025-01-24Bảo đảm an toàn giao thông cuối năm: Tăng cường tuần tra, kiên quyết xử phạt
Cuối năm là thời điểm tình hình trật tự an toàn giao thông (ATGT) diễn biến phức tạp, vì vậy các địa2025-01-24
最新评论