当前位置:首页 > Cúp C1

【keonha cai5】Việt Nam đạt nhiều tiến bộ về phát triển con người và giảm nghèo đa chiều

viet nam dat nhieu tien bo ve phat trien con nguoi va giam ngheo da chieu

Việt Nam đã giúp 6 triệu người thoát nghèo trong 4 năm (từ 2012 - 2016),ệtNamđạtnhiềutiếnbộvềpháttriểnconngườivàgiảmnghèođachiềkeonha cai5 theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia. Ảnh: Internet.

Đây là thông tin được Chương trình Phát triển Liên Hiệp quốc (UNDP) đưa ra ngày 17/10 tại Hà Nội khi chia sẻ Cập nhật số liệu thống kê của Việt Nam năm 2018 về Các chỉ số Phát triển Con người, Số liệu thống kê nghèo đa chiều toàn cầu và so sánh quốc tế.

Phát biểu tại buổi công bố, bà Caitlin Wiesen, Giám đốc quốc gia của UNDP tại Việt Nam cho biết, Việt Nam có thể tự hào về tiến bộ đạt được trong giảm nghèo đa chiều, giúp 6 triệu người thoát nghèo trong 4 năm (từ 2012 - 2016), theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia. Thách thức đạt ra là cần giải quyết tình trạng nghèo thâm căn cố đế, tập trung ở các nhóm dân tộc thiểu số sinh sống trong các vùng địa lý khó khăn.

Phân tích kỹ hơn về các tiến bộ này, bà Caitlin Wiesen cho biết thêm, chỉ số Phát triển con người của Việt Nam thuộc nhóm trung bình cao. Với chỉ số 0,694 trong năm 2017, Việt Nam đứng thứ 116 trong tổng số 189 nước (cùng xếp hạng năm 2016).

Trong chỉ số Phát triển Con người, Việt Nam thực hiện tốt trong lĩnh vực Y tế và Giáo dục nhưng tăng trưởng chậm về Thu nhập. Tuổi thọ kỳ vọng của Việt Nam là 76,5 năm, đứng thứ hai ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương, chỉ đứng sau Hàn Quốc. Số năm đi học trung bình của Việt Nam là 8,2 – cao hơn mức trung bình của khu vực Đông Á và Thái Bình Dương.

Đáng chú ý, số liệu thống kê nghèo đa chiều toàn cầu năm 2018 cho thấy những tiến bộ quan trọng trong việc đạt được mục tiêu phát triển bền vững số 1 về giảm nghèo.

Cụ thể, chỉ số Nghèo đa chiều của Việt Nam là 0,0197 và đứng thứ 31 trong tổng số 105 nước. Tỉ lệ nghèo đa chiều của Việt Nam là 5%, cao hơn hầu hết các nước trong khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, chỉ sau Thái Lan (0,79%) và Trung Quốc (4,02%).

“Với chỉ số Phát triển Con người tăng 1,41% từ năm 1990, Việt Nam chỉ còn 4 bậc để vào nhóm các nước có mức Phát triển Con người Cao. Nếu tăng cường nỗ lực giảm chênh lệch giữa các vùng miền và nhóm dân cư, chúng tôi tin rằng Việt Nam sẽ sớm vào nhóm các nước có Mức Phát triển Con người Cao”, Giám đốc quốc gia của UNDP phân tích.

Mặc dù có nhiều tiến bộ trong giảm nghèo đa chiều ở cấp quốc gia, nhưng hiện vẫn còn chênh lệch lớn giữa các vùng miền và các nhóm dân cư. Tỉ lệ nghèo đa chiều là 2,1% ở khu vực đo thị trong khi tỉ lệ ở khu vực nông thôn là 6,45%.

Tỉ lệ nghèo đa chiều cao nhất ở vùng núi phía Bắc và đồng bằng sông Mê Kông (9,6%), sau đó là Tây nguyên (9,4%). Số liệu nghèo đa chiều của trong nước cho thấy chênh lệch rõ rệt giữa các nhóm dân cư. Tỉ lệ của người Kinh là 6,4% so với 76,2% của người H’ mong, 37,5% người Dao và 24% của người Khmer.

分享到: