【bảng xếp hạng bóng đá bỉ】Cơ quan Hải quan không kiểm tra tất cả container

 人参与 | 时间:2025-01-10 10:14:42

co quan hai quan khong kiem tra tat ca container

Ông Ngô Minh Hải-Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan-Tổng cục Hải quan)

Trước tình trạng phế liệu NK không đảm bảo quy chuẩn,ơquanHảiquankhôngkiểmtratấtcảbảng xếp hạng bóng đá bỉ hàng lậu ẩn trong phế liệu, cơ quan Hải quan đã có những biện pháp quản lý như thế nào đối với mặt hàng này?

Việc NK phế liệu làm nguyên liệu sản xuất đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu sản xuất của một số ngành công nghiệp, song cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về môi trường. Tuy nhiên, qua công tác thanh tra, kiểm tra trong thời gian vừa qua, các lực lượng chức năng đã phát hiện một số trường hợp NK hàng hóa là phế liệu không đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường. Thậm chí khi cơ quan Hải quan triển khai hoạt động kiểm tra, các DN NK phế liệu dừng không đến làm thủ tục NK phế liệu.

Phải nói lại, từ năm 2007, tại Hội nghị liên ngành giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an, Văn phòng Chính phủ, Tổng cục Hải quan, do Bộ Công Thương chủ trì đã thống nhất quan điểm, để đảm bảo môi trường phải kiểm tra thực tế phế liệu NK tại cửa khẩu nhập.

Chính vì thế, trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành đã đưa ra các quy định về điều kiện NK mặt hàng phế liệu. Cụ thể, theo quy định tại Điều 76 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, phế liệu NK từ nước ngoài vào Việt Nam phải đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật môi trường và thuộc Danh mục phế liệu được phép NK do Thủ tướng Chính phủ quy định. Tại khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch 34/2012/TTLT-BCT-BTNMT năm 2012 của liên Bộ Công Thương, Tài nguyên và Môi trường quy định “Phế liệu phải thuộc Danh mục phế liệu được phép NK làm nguyên liệu sản xuất do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, đồng thời phải đáp ứng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu NK hoặc các yêu cầu về mô tả phế liệu tương ứng trong Danh mục phế liệu được phép NK”.

Về phía cơ quan Hải quan, đảm bảo chức năng quản lý hải quan đối với hàng hóa XNK, tăng cường kiểm tra quản lý, ngăn chặn các trường hợp NK phế liệu không đáp ứng điều kiện bảo vệ môi trường, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro ảnh hưởng đến môi trường. Trước khi có Công văn 6037/TCHQ-GSQL về việc tăng cường công tác kiểm tra hàng hóa là phế liệu NK, trong nhiều năm qua Tổng cục Hải quan đã có những Công văn hướng dẫn Cục Hải quan tỉnh, thành phố về việc tăng cường kiểm tra mặt hàng phế liệu NK. Nội dung cơ bản đều xác định phế liệu là mặt hàng nhạy cảm không thuộc diện được miễn kiểm tra, việc kiểm tra thực tế hàng hóa thực hiện tại hải quan cửa khẩu; không được chuyển về nhà máy, cơ sở sản xuất để kiểm tra. Trong quá trình kiểm tra phế liệu NK phải trưng cầu giám định về các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Kết quả kiểm tra, giám định là cơ sở để giải quyết thủ tục hải quan.

Tuy nhiên, việc kiểm tra không phải thực hiện máy móc. Cơ quan Hải quan kiểm tra 100% lô hàng nhưng không phải kiểm tra tất cả container và chỉ kiểm tra một tỉ lệ nhất định nếu khẳng định không có vấn đề gì là cho giải phóng lô hàng. Với DN chấp hành tốt pháp luật việc kiểm tra rất nhanh chóng.

Trong quá trình thực thi nhiệm vụ cơ quan Hải quan có kiến nghị gì với các cơ quan quản lý khác để cùng quản lý phế liệu NK?

Bên cạnh việc tăng cường quản lý phế liệu NK, các cơ quan quản lý chuyên ngành cần rà soát ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý NK phế liệu để tạo thuận lợi cho DN.

Cơ quan Hải quan kiến nghị các cơ quan quản lý Nhà nước xây dựng, ban hành đầy đủ quy định pháp luật hướng dẫn và thực hiện quản lý hải quan đối với việc XNK liên quan đến phế liệu. Chẳng hạn đối với những mặt hàng đã được nêu trong Quyết định 73/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Danh mục phế liệu được phép NK làm nguyên liệu sản xuất. Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 73/2014/QĐ-TTg quy định Danh mục phế liệu được phép NK từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, tuy nhiên đến nay Bộ Tài nguyên và Môi trường vẫn đang xây dựng Thông tư hướng dẫn và ban hành tiêu chuẩn quy chuẩn quốc gia tương ứng với danh mục. Nhưng cho đến nay chỉ có một số mặt hàng trong Danh mục là có tiêu chuẩn, còn nhiều mặt hàng chưa có tiêu chuẩn. Để giải quyết tình trạng thiếu quy chuẩn này, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang đề nghị Tổng cục Hải quan xử lý theo hướng tạm thời là hướng dẫn DN liên hệ với Bộ Tài nguyên và Môi trường kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét từng trường hợp cụ thể.

Bên cạnh đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần kiến nghị Thủ tướng Chính phủ bỏ ra khỏi danh mục những mặt hàng không khuyến khích NK; đồng thời rà soát lại những danh mục trong Quyết định 73 những mặt hàng chưa có quy chuẩn tiêu chuẩn, ban hành Danh mục kèm mã số HS; nêu rõ quy trình thủ tục thời gian cấp phép cho DN; có chế tài xử lý mạnh mẽ hơn đối với trường hợp vi phạm và cố tình vi phạm.

Tổng cục Hải quan cũng sẽ kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi những bất cập trong các văn bản pháp luật về quản lý phế liệu NK để thuận lợi cho các DN NK chính đáng. Cụ thể, theo quy định tại Nghị định 38/2015/NĐ-CP tổ chức, cá nhân NK phế liệu phải thực hiện ký quỹ theo % giá trị lô hàng NK và thực hiện ký quỹ trước khi tiến hành thủ tục thông quan ít nhất 15 ngày làm việc.

Trên thực tế, các lô hàng đi từ cảng xuất hàng đến khi cập cảng NK ít hơn 15 ngày. Do vậy, DN gặp vướng mắc khi làm thủ tục hải quan vì thời gian thực hiện ký quỹ ngắn hơn so với quy định. Như vậy, quy định về thời gian ký quỹ trước khi tiến hành thủ tục thông quan phế liệu NK ít nhất 15 ngày làm việc nêu trên sẽ làm DN gặp khó khăn. Do vậy để tạo thuận lợi cho DN, Tổng cục Hải quan kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo Chính phủ xem xét sửa đổi quy định theo hướng yêu cầu DN NK phế liệu thực hiện việc ký quỹ trước thời điểm đăng ký tờ khai. Đồng thời, đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn trường hợp cho phép DN thực hiện ký quỹ theo tháng.

Tại Nghị định cũng chưa quy định cách xác định số lượng và trị giá lô hàng để làm căn cứ xác định số tiền ký quỹ. Theo quan điểm của Tổng cục Hải quan thì việc xác định số lượng phế liệu NK của lô hàng có thể căn cứ vào khối lượng hàng thể hiện trên vận đơn và việc xác định số tiền ký quỹ có thể căn cứ vào trị giá trên hoá đơn của lô hàng phế liệu NK. Chính vì vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần xem xét, hướng dẫn cách xác định khối lượng và trị giá lô hàng để làm căn cứ thực hiện ký quỹ. Bên cạnh đó, hiện nay Bộ Tài nguyên và Môi trường vẫn chưa có hướng dẫn về trình tự, thủ tục ký quỹ khi NK phế liệu, việc này cũng gây khó khăn cho DN do chưa biết cách thức thực hiện và nơi làm thủ tục ký quỹ đảm bảo phế liệu.

Xin cảm ơn ông!

顶: 71踩: 39