您现在的位置是:Nhà cái uy tín >>正文

【kq lazio hom nay】Vẫn cần khác biệt trong khung tài chính cho phát triển bền vững

Nhà cái uy tín364人已围观

简介Thứ trưởng Trương Chí Trung phát biểu tại hội nghị. Hội nghị có sự tham gia của nhiều đoàn cấp cao ...

van can khac biet trong khung tai chinh cho phat trien ben vung

Thứ trưởng Trương Chí Trung phát biểu tại hội nghị.

Hội nghị có sự tham gia của nhiều đoàn cấp cao bao gồm một số nguyên thủ và người đứng đầu Chính phủ của các nước thành viên Liên Hợp quốc và đại diện các tổ chức quốc tế như Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF),ẫncầnkhácbiệttrongkhungtàichínhchopháttriểnbềnvữkq lazio hom nay Ngân hàng Thế giới (WB), các tổ chức xã hội dân sự,... để thảo luận về khung tài chính cho việc phát triển bền vững thế giới trong 15 năm tới.

Hội nghị cũng thông qua Chương trình Hành động Addis Ababa - một khung tài chính sẽ hỗ trợ việc thực thi Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc sau năm 2015. Chương trình này nhằm đưa ra khung phát triển toàn cầu tương lai nối tiếp Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ (MDGs).

Trách nhiệm chung nhưng khác biệt

Phát biểu tại phiên toàn thể của hội nghị, Thứ trưởng Trương Chí Trung đánh giá, hội nghị lần này là sự tiếp nối cao hơn nữa của các Hội nghị Tài chính cho phát triển tại Monterrey và Doha, giúp bổ sung phương thức triển khai Chương trình nghị sự phát triển sau 2015, sẽ được Lãnh đạo các nước thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh vào tháng 9-2015.

Trưởng đoàn Việt Nam tin tưởng rằng văn kiện thông qua tại Addis Ababa là một tài liệu toàn diện bao gồm rất nhiều vấn đề quan trọng và chỉ ra định hướng cho việc huy động các nguồn lực sẵn có để giải quyết các thách thức cho phát triển cũng như hỗ trợ việc thực hiện Chương trình nghị sự cho phát triển sau năm 2015 đồng thời ghi nhận hợp tác Nam – Nam vẫn là yếu tố quan trọng bổ sung cho quan hệ đối tác Bắc – Nam.

van can khac biet trong khung tai chinh cho phat trien ben vung
Hội nghị có sự tham gia của nhiều đoàn cấp cao của các nước thành viên Liên Hợp quốc và đại diện các tổ chức quốc tế.

Đưa ra những khuyến nghị từ phía Việt Nam, Thứ trưởng nêu: Việt Nam nhấn mạnh các nguyên tắc quan trọng định hướng phát triển quốc tế, đặc biệt là nguyên tắc “trách nhiệm chung nhưng khác biệt” có tính tới hoàn cảnh đặc thù, trình độ phát triển và năng lực cụ thể của từng quốc gia.

"Quan điểm của chúng tôi là hợp tác Bắc – Nam tiếp tục là nền tảng của quan hệ đối tác toàn cầu được tăng cường và đổi mới vì sự phát triển bền vững, trong đó các nước phát triển cần thể hiện vai trò dẫn đầu trong việc cung cấp các nguồn lực, xây dựng năng lực, chuyển giao công nghệ và tạo điều kiện thuận lợi cho các nước đang phát triển để thực hiện có hiệu quả Chương trình nghị sự cho phát triển sau năm 2015" - Thứ trưởng nhấn mạnh.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của sự hỗ trợ này, Việt Nam hi vọng các đối tác phát triển sẽ thực hiện nghiêm túc cam kết hỗ trợ ODA cho các nước đang phát triển, bao gồm cả các nước có thu nhập trung bình, trong đó tập trung vào phát triển hạ tầng, chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực và giải quyết những vấn đề như biến đổi khí hậu, thảm họa thiên nhiên và dịch bệnh để giúp những quốc gia này đạt được Mục tiêu thiên niên kỳ và Chương trình nghị sự cho phát triển sau năm 2015.

Việt Nam cũng bày tỏ mong muốn các nước đang phát triển có vai trò và vị trí lớn hơn, bình đẳng hơn trong xây dựng chính sách quốc tế về phát triển, đầu tư, thương mại, tài chính, tiền tệ và thuế. Đồng thời các nước đang phát triển, nhất là nhóm nước kém phát triển, vẫn cần được đối xử đặc biệt và khác biệt.

Việt Nam hoan nghênh việc đưa cơ chế tạo thuận lợi chuyển giao công nghệ trong Văn kiện Addis Ababa. Cơ chế này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các ưu tiên phát triển bền vững và bảo vệ môi trường vì chuyển giao công nghệ là chìa khóa để thực hiện thành công các nhiệm vụ này.

Tập trung phát triển bền vững

Sau 30 năm đổi mới, từ một nước bị chiến tranh tàn phá, nay Việt Nam đã trở thành một nền kinh tế năng động và hội nhập sâu rộng vào kinh tế khu vực và thế giới. Với phương châm lấy con người làm trung tâm của mọi chính sách phát triển, Việt Nam đã đạt được hầu hết các Mục tiêu Thiên niên kỷ (MDGs) và đang trong quá trình chuyển sang thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs).

Một trong những bài học của việc thực hiện MDGs là việc huy động mọi nguồn lực cho phát triển, trong đó nội lực là quyết định và ngoại lực là quan trọng. Tỷ lệ huy động thuế vào trong GDP đạt khoảng hơn 20% trong những năm gần đây, góp phần đảm bảo nguồn lực cho các chiến lược và chương trình phát triển quan trọng. ODA và việc sử dụng hiệu quả ODA trong những năm qua cũng đã đóng góp quan trọng vào tổng nguồn lực dành cho phát triển của đất nước và quan trọng hơn là giúp Việt Nam tiếp cận được công nghệ, thiết bị, kỹ năng quản lý mới và hiện đại.

Trưởng đoàn Việt Nam đánh giá cao sự đóng góp của các đối tác phát triển bao gồm cả hệ thống phát triển của Liên hợp quốc trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. "Sự giúp đỡ quý báu này đã hỗ trợ không chỉ cho Việt Nam mà cho cả nhiều quốc gia khác trong việc đạt được tăng trưởng kinh tế, giảm đói nghèo và đạt được các Mục tiêu thiên niên kỷ" - Thứ trưởng khẳng định.

Từ những bài học trong việc thực hiện MDGs, Việt Nam sẽ phấn đấu huy động mọi nguồn lực sẵn có và tiềm năng để thực hiện các SDGs vì một thế giới hòa bình, hợp tác và thịnh vượng.

Tags:

相关文章