【kqbd atlante】Đề xuất thành lập hệ thống cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức
Thiếu bộ máy chuyên trách quản lý kê khai tài sản, thu nhập
Hiện nay, Luật PCTN quy định cơ quan có thẩm quyền kiểm soát tài sản thu nhập là cơ quan quản lý cán bộ, công chức có nghĩa vụ kê khai tài sản. Tuy nhiên, theo đánh giá của Chính phủ qua tổng kết 10 năm thực hiện Luật PCTN, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc thực hiện các quy định về kê khai, minh bạch tài sản, thu nhập thời gian qua chưa hiệu quả là chưa có bộ máy được giao nhiệm vụ chuyên trách quản lý bản kê khai và sử dụng, khai thác các thông tin, dữ liệu có được để kiểm soát biến động tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai. Vì vậy, cần phải có giải pháp để khắc phục. Hiện Chính phủ đưa ra hai phương án.
Phương án thứ nhất là thành lập cơ quan chuyên trách kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn. Tuy nhiên, để tránh việc phát sinh về tổ chức và biên chế, cần lựa chọn phương án giao chức năng chuyên trách kiểm soát tài sản, thu nhập cho hệ thống cơ quan thanh tra nhà nước, gồm: Thanh tra Chính phủ, thanh tra bộ và thanh tra tỉnh; đồng thời, tại cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương không có cơ quan thanh tra thì giao cho đơn vị phụ trách công tác tổ chức, cán bộ.
Phương án hai là giao cho Thanh tra Chính phủ kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn hưởng hệ số phụ cấp chức vụ từ 0,9 trở lên công tác tại Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương. Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Kiểm toán Nhà nước kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức do mình quản lý và có chỉnh lý quy định theo nhóm chức vụ (giám đốc sở và tương đương trở lên) thay cho hệ số phụ cấp (0,9) để phù hợp với định hướng về cải cách tiền lương trong thời gian tới.
Lựa chọn phương án 1, Chính phủ cho rằng phương án này giúp khắc phục một cách triệt để những bất cập, hạn chế trong quản lý bản kê khai và kiểm soát tài sản, thu nhập hiện nay thông qua việc hình thành mạng lưới cơ quan, đơn vị kiểm soát tài sản, thu nhập với tổng số khoảng 120 đầu mối trên phạm vi toàn quốc; đồng thời xác định rõ vai trò điều phối của Thanh tra Chính phủ.
Lo ngại quá tải cho hệ thống cơ quan thanh tra
Tuy nhiên, qua thẩm tra, đa số ý kiến trong Ủy ban Tư pháp tán thành phương án 2, với lý do phương án này đã tăng cường hơn tính tập trung, khắc phục một bước việc tổ chức dàn trải quá nhiều đầu mối cơ quan có thẩm quyền kiểm soát tài sản, thu nhập như hiện nay nhưng cũng không gây xáo trộn lớn về tổ chức, hoạt động của các cơ quan, đơn vị đang làm công tác này.
Đồng thời, so với Luật PCTN hiện hành, dự thảo luật đã bổ sung nhiều trường hợp bắt buộc phải xác minh tài sản, thu nhập; bổ sung cho cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập nhiều nhiệm vụ mới thì việc giao cho một đầu mối cơ quan kiểm soát là khó khả thi. Bên cạnh đó, với tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực của các cơ quan thanh tra hiện nay thì chỉ riêng việc thực hiện chức năng thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai trong các cơ quan của Chính phủ, chính quyền địa phương cũng đã quá tải.
Mặt khác, việc giao cơ quan thanh tra kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai công tác tại các cơ quan Đảng, Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước, Tòa án Nhân dân, Viện Kiểm sát Nhân dân cũng chưa thật phù hợp với cách thức tổ chức bộ máy nhà nước, tổ chức hệ thống chính trị và phân cấp quản lý cán bộ ở nước ta hiện nay.
Tuy vậy, một số ý kiến trong Ủy ban Tư pháp cũng tán thành phương án như Chính phủ chọn vì cho rằng, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hạn chế trong kiểm soát tài sản, thu nhập thời gian qua là do phân tán thẩm quyền, thiếu bộ máy chuyên trách thực hiện nhiệm vụ này. Đồng thời, việc giao cho các cơ quan tự kiểm soát tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai tại cơ quan mình cũng khó bảo đảm khách quan.
Ngoài ra, cũng có ý kiến đề nghị quy định một đầu mối cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập nhưng đề nghị cân nhắc giao cho Kiểm toán Nhà nước đảm nhiệm để bảo đảm tính độc lập trong hoạt động, phù hợp với nguyên tắc kiểm soát quyền lực. Có ý kiến đề nghị giao cơ quan thuế như kinh nghiệm của một số nước trên thế giới để kết hợp kiểm soát tài sản, thu nhập với kiểm soát thuế, đồng thời sử dụng được đội ngũ cán bộ, công chức sẵn có và đã có kinh nghiệm về quản lý thuế là lĩnh vực tương đối gần với kiểm soát tài sản, thu nhập.
Theo chương trình, ngày 13/6 tới, Quốc hội sẽ dành một ngày để thảo luận tại hội trường về dự án Luật PCTN.
H.Y
(责任编辑:Thể thao)
- ·Cuộn thép nặng 20 tấn đè sập cabin xe container giữa giao lộ TP.HCM
- ·Soi kèo phạt góc Trung Quốc vs Tajikistan, 21h30 ngày 13/1
- ·Soi kèo phạt góc Qatar vs Trung Quốc, 22h00 ngày 22/1
- ·Soi kèo phạt góc Barcelona vs Osasuna, 2h00 ngày 12/1
- ·Bình Phước police hailed for strong performance in maintaining local security, order
- ·Nhận định, soi kèo Turan Tovuz vs Sabah Baku, 21h00 ngày 03/12: Tập trung cao độ
- ·Soi kèo phạt góc Tajikistan vs Lebanon, 22h00 ngày 22/1
- ·Soi kèo phạt góc Adelaide United vs Macarthur, 15h45 ngày 8/1
- ·Cơ quan hải quan nỗ lực giúp doanh nghiệp nâng mức độ tuân thủ
- ·Soi kèo phạt góc Iraq vs Nhật Bản, 18h30 ngày 19/1
- ·Thêm hàng loạt vết nứt lớn xuất hiện ở huyện biên giới Tuy Đức
- ·Soi kèo phạt góc Monaco vs Reims, 22h59 ngày 13/1
- ·Soi kèo phạt góc Osasuna vs Almeria, 23h00 ngày 4/1
- ·Soi kèo phạt góc Qatar vs Lebanon, 23h00 ngày 12/1
- ·Bộ Công an: 'Tên gọi thẻ căn cước tạo tiền đề cho việc hội nhập quốc tế'
- ·Soi kèo phạt góc MU vs Tottenham, 23h30 ngày 14/1
- ·Soi kèo phạt góc Sevilla vs Bilbao, 01h15 ngày 5/1
- ·Soi kèo phạt góc Adelaide United vs Macarthur, 15h45 ngày 8/1
- ·Hé lộ 'bí quyết' mới giúp pin điện thoại bền hơn
- ·Soi kèo phạt góc Monaco vs Reims, 22h59 ngày 13/1