【kết quả c1 nam mỹ】Trung Quốc sẽ đưa giàn khoan Hải Dương 982 ra Biển Đông vào 2016
Tờ Wall Street Journal (Thời báo phố Wall) đưa tin cho biết,ốcsẽđưagiànkhoanHảiDươngraBiểnĐôngvàkết quả c1 nam mỹ Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương nhà nước Trung Quốc (CNOOC) đã đặt hàng các công ty đóng tàu nước ngoài đóng thêm nhiều tàu và giàn khoan thăm dò trong nửa đầu năm nay. Số lượng đơn hàng nhiều hơn bất kỳ năm nào kể 2010 lại đây, theo dữ liệu của của Hãng nghiên cứu hàng hải IHS.
Mẫu thiết kế giàn khoan Hải Dương 982 dự kiến sẽ đưa ra Biển Đông. Ảnh: Reuters
Ngoài ra, giàn khoan nước sâu có trọng tải 30.000 tấn mà Trung Quốc đặt hàng từ năm ngoái hiện đã bước vào giai đoạn hai của kế hoạch. Giàn khoan này được thiết kế để hoạt động trên vùng Biển Đông.
Giàn khoan này lớn tương tự với giàn khoan Hải Dương 981 (HYSY 981) mà Trung Quốc đã từng đưa vào vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam hồi tháng Năm. Sự việc Hải Dương 981 đã đẩy quan hệ giữa Bắc Kinh và Hà Nội căng thẳng trong suốt thời gian kéo dài hai tháng. Vào giữa tháng Bảy, phía Trung Quốc đã cho rút giàn khoan này ra khỏi Biển Đông, trở về Hải Nam. Tuy nhiên, cho đến nay quan hệ giữa hai nước vẫn chưa được cải thiện do sự cứng rắn của cả hai bên trong các tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông.
Việc liên tục triển khai xây dựng các giàn khoan dầu cho thấy nhu cầu rất lớn của Trung Quốc về năng lượng, đặc biệt đối với CNOOC. Công ty này có nhiệm vụ tìm kiếm và phát hiện ra các nguồn năng lượng mới ở ngoài khơi và nước ngoài để thay thế tình trạng trì trệ sản xuất ở trong nước do nhu cầu bão hòa.
Việc mở rộng giàn khoan là một phần của chính sách quốc gia, trong một khu vực mà mục tiêu chính trị và an ninh năng lượng của Bắc Kinh đang chồng chéo lên nhau, Philip Andrews-Speed, một chuyên gia an ninh năng lượng tại Viện Nghiên cứu Năng lượng Singapore cho biết. "Tôi chắc chắn rằng họ sẽ sử dụng các giàn khoan như là một tuyên bố chính trị cũng như cả mục đích thăm dò đơn thuần”, ông nói.
Theo ước tính của Cơ quan năng lượng Mỹ EIA, dự trữ dầu ở Biển Đông có thể lên đến 11 tỷ thùng dầu và 190 nghìn tỷ mét khối khí tự nhiên. Mức ước tính này thấp hơn so với toàn bộ các khu vực đã được khám phá ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nơi được đánh giá có trữ lượng 48 tỷ thùng dầu chưa được khai phá và khoảng 740 nghìn tỷ mét khối khí đốt tự nhiên, theo Trung tâm Khảo sát địa chất Mỹ cho biết.
Những khám phá gần đây đã chỉ ra rằng khu vực này có thể có nhiều dầu hơn khí, và các đội thăm dò ở các vùng nước sâu phải đối mặt với trở ngại lớn về hậu cần và công nghệ. Những tiến bộ sẽ cho phép Trung Quốc mạo hiểm xa hơn ở Biển Đông so với trước, vượt qua tầm với của các nước láng giềng trong khu vực, các quốc gia chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nước ngoài, theo ông Andrew Speed cho biết.
Giàn khoan khổng lồ mới của Công ty dịch vụ dầu mỏ Trung Quốc (COSL), có tên là Hải Dương 982 (HYSY 982), dự kiến sẽ được hoàn thành vào năm 2016 và được thiết kế đặc biệt để hoạt động ở Biển Đông. Nó có thể khoan được ở độ sâu 5.000 feet hoặc hơn, chịu được bão và biển động.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin The Wall Street Journal (WSJ) là một nhật báo có ảnh hưởng lớn trên thế giới, xuất bản tại Thành phố New York, tiểu bang New York , Mỹ với lượng phát hành rất lớn trên toàn thế giới.
Theo Infonet
Tình hình biển Đông ngày 31/7: Mỹ và Singapore tập trận chung trên biển Đông