【lichbong】Ngân hàng Nhà nước lý giải về chính sách tỷ giá mới
作者:World Cup 来源:Cúp C2 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-11 16:03:18 评论数:
Giúp thị trường linh hoạt hơn
Ngay sau khi công bố cách thức điều hành tỷ giá mới,ânhàngNhànướclýgiảivềchínhsáchtỷgiámớlichbong chiều ngày 4-1, tại Hà Nội, NHNN đã tổ chức họp báo nhằm làm rõ hơn phương thức thực hiện cũng như đánh giá tác động của chính sách đến hoạt động của thị trường ngoại hối.
Phát biểu tại buổi họp báo, ông Bùi Quốc Dũng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (NHNN) nhấn mạnh, việc ban hành chính sách tỷ giá trung tâm giữa VNĐ và USD, tỷ giá tính chéo giữa VNĐ và một số ngoại tệ với cơ chế linh hoạt, biến động hàng ngày được thực hiện do những dự báo về sự biến động mạnh của thị trường tài chính- tiền tệ thế giới trong năm 2016 như: khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) còn 4 lần tăng lãi suất, đồng Nhân dân tệ vào giỏ tiền tệ quốc tế, còn được gọi là Quyền rút vốn đặc biệt (SDR), sự hội nhập sâu rộng của Việt Nam với AEC, TPP hay các FTA khác…
Theo ông Dũng, tỷ giá trung tâm được NHNN công bố hàng ngày vào trước phiên giao dịch dựa trên cơ sở tham chiếu 3 yếu tố: diễn biến tỷ giá bình quân gia quyền trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, diễn biến tỷ giá trên thị trường quốc tế của một số đồng ngoại tệ và các cân đối kinh tế vĩ mô.
Nếu như Trung Quốc dựa vào tỷ giá thời điểm “đóng cửa” để xác định giá trị bình quân với độ rủi ro cao nếu có yếu tố đầu cơ làm giá; hay như Singapore, Kuwait… lại xác định tỷ giá trung tâm chỉ dựa trên diễn biến thị trường quốc tế, không phản ánh quan hệ cung cầu trong nước…; thì NHNN lựa chọn cách xác định tỷ giá trung tâm dựa trên cả diễn biến trong nước và thế giới, nhưng vẫn có yếu tố quản lý nhà nước để đảm bảo phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ xuyên suốt của NHNN.
Hơn nữa, chính sách tỷ giá ngoại tệ của Việt Nam trong năm 2015 chịu tác động mạnh của yếu tố tâm lý do diễn biến quốc tế, chiếm tới 93% trong xu hướng tỷ giá. Do đó, việc NHNN xác định tỷ giá trung tâm dựa theo cả 2 nhu cầu trong nước và quốc tế là cần thiết và sát thực tế.
Đại diện Vụ Chính sách tiền tệ (NHNN) cho biết, việc tham chiếu các đồng ngoại tệ để tính tỷ giá trung tâm hiện đang dựa trên 8 đồng tiền có quan hệ thương mại lớn với Việt Nam là USD (Hoa Kỳ), Euro (châu Âu), Nhân dân tệ (Trung Quốc), Yên (Nhật Bản), Đô la Singapore, Won (Hàn Quốc), Đô la Đài Loan và Baht (Thái Lan).
Lý giải vì sao lựa chọn 8 đồng tiền này, vị này cho hay, việc lựa chọn đã được tính toán và so sánh kỹ lưỡng, danh sách dù 8 loại tiền hay 15 loại tiền đều không có sai lệch đáng kể do tỷ trọng đầu tư nhỏ, nên NHNN chọn 8 đồng để việc tính toán dễ dàng hơn.
Đặc biệt, khi NHNN công bố tỷ giá trung tâm hàng ngày, các ngân hàng thương mại vẫn được quyết định tỷ giá giao dịch với khách hàng trong biên độ ±3% như đang thực hiện.
Sẽ có tác động tích cực
Đã có nhiều ý kiến lo ngại, nếu như trước đây, người dân và doanh nghiệp được neo giữ bởi tỷ giá khá cố định, thì nay sẽ phải chịu tác động mạnh do tỷ giá biến động hàng ngày. Tuy nhiên, theo Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng, cách thức này cho phép tỷ giá linh hoạt và cập nhật hơn, mặc dù thả nổi tỷ giá nhưng vẫn có yếu tố quản lý nhà nước nhằm làm tăng sức mạnh của VNĐ, ổn định thị trường ngoại hối, chống tình trạng “đô la hóa”.
Còn theo phân tích của ông Bùi Quốc Dũng, trước đây, tỷ giá ít điều chỉnh, nhưng nếu điều chỉnh sẽ ở biên độ khá đáng kể, DN trong 1 ngày có thể chịu thiệt một khoản lớn. Nhưng với cơ chế mới, biên độ điều chỉnh hàng ngày nhỏ, DN có thể ứng phó được.
Trên thực tế, ngay trước khi có thông tin về chính sách điều hành tỷ giá mới, diễn biến thị trường đã có dấu hiệu tích cực. Trước đây, giao dịch kỳ hạn trên toàn thị trường giữa tổ chức tín dụng và khách hàng thường xuyên dưới 10 triệu VNĐ/ngày, thì nay tổng số giao dịch đã lên tới 100-200 triệu VNĐ/ngày.
Do đó, với chính sách tỷ giá mới này, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ cho rằng, chính sách sẽ khuyến khích doanh nghiệp sử dụng công cụ phái sinh phòng ngừa rủi ro biến động tỷ giá của các tổ chức tín dụng, tránh cầu ảo ngoại tệ.
Còn đối với người dân, theo bà Nguyễn Thị Hồng, việc sử dụng tiền tệ trong nước hoàn toàn bằng VNĐ, USD được giao dịch với số lượng không nhiều như các doanh nghiệp, người dân thường gửi tiết kiệm, không đầu cơ nên mức độ ảnh hưởng gần như không đáng kể.