发布时间:2025-01-10 18:58:12 来源:88Point 作者:Nhà cái uy tín
Xuất khẩu tăng 9%
Tại Hội nghị giao ban sáng 3-9 của Bộ Công Thương, ông Nguyễn Tiến Vỵ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch cho biết, tháng 8, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 14,5 tỷ USD, tăng 2,3% so với tháng trước.
Tính chung 8 tháng, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 106,3 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 31,7 tỷ USD, giảm 2,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 74,6 tỷ USD, tăng 14,7%.
Đáng chú ý, xuất khẩu mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện đạt gần 20 tỷ USD (tăng 31,1% so với cùng kỳ năm ngoái); tiếp đến là hàng dệt may đạt 15 tỷ USD (tăng 10,9%); Điện tử, máy tính và linh kiện đạt 9,9 tỷ USD (tăng 51,8%); giày dép đạt 8,1 tỷ USD (tăng 20,9%)...
Trong khi đó, xuất khẩu nhóm hàng nông lâm thủy sản tiếp tục gặp khó khăn khi giảm 4,8% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt 19,31 tỷ USD. Đơn cử như: cà phê giảm 32,4%, chè các loại giảm 5,4%, hạt tiêu giảm 21%, gạo cũng giảm 8,6% về khối lượng và giảm 13% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.
Ở chiều ngược lại, nhập khẩu 8 tháng ước đạt 109,9 tỷ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước (khu vực kinh tế trong nước đạt 44,7 tỷ USD, tăng 7,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 65,2 tỷ USD, tăng 23,2%).
Như vậy, mức nhập siêu 8 tháng ước đạt 3,6 tỷ USD, tương đương 3,4% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Nếu như khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 13 tỷ USD (tăng 44% so với cùng kỳ năm 2014) thì ngược lại khu vực doanh nghiệp FDI lại xuất siêu 9,4 tỷ USD.
Tập trung cho nông sản
Mặc dù xuất khẩu tăng 9% so với cùng kỳ năm trước nhưng theo bà Phan Thị Diệu Hà, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) thì xuất khẩu trong năm 2015 để đạt mục tiêu Chính phủ giao là nhiệm vụ không dễ dàng với tình hình kinh tế thế giới biến động và doanh nghiệp trong nước xuất khẩu đang gặp nhiều khó khăn. Điều này thể hiện rõ nhất là nhóm nông sản và khoáng sản.
Theo tính toán của Bộ Công Thương, trung bình 8 tháng, xuất khẩu đạt 13,25 tỷ USD/tháng, như vậy 4 tháng còn lại phải đạt 14,75 tỷ USD/tháng thì mới có thể hoàn thành kế hoạch (kế hoạch xuất khẩu năm 2015 tăng 10% đạt khoảng 165 tỷ USD và nhập siêu là 5% so với tổng kim ngạch xuất khẩu).
Do vậy, Cục Xuất nhập khẩu đang trung vào mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu nông sản. Trong đó đặc biệt vào tập trung cải cách hành chính, tận dụng lợi thế các hiệp định thương mại tự do (FTA) trong việc tăng kim ngạch xuất khẩu.
Cũng theo bà Hà, Cục Xuất nhập khẩu đang tham mưu cho lãnh đạo Bộ triển khai một số việc như: Làm việc với Bộ NN&PTNT để phân tích các ngành hàng, nhóm hàng, thuận lợi khó khăn của từng ngành, tiếp tục thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại sang các thị trường xuất khẩu, tận dụng các FTA để tăng trưởng xuất khẩu.
Với tình hình nhập siêu như hiện nay, dù đang kiềm chế ở mức 3,4% nhưng với sự biến động của đồng tiền thế giới, nhất là đồng nhân dân tệ có khả năng tác động đến thị trường, trong đó có thị trường Trung Quốc, thì vấn đề nhập siêu cũng cần được hết sức quan tâm.
Để giảm dần nhập siêu, bà Hà cho biết, hiện nay, Chính phủ chỉ đạo Bộ Công Thương thực hiện cấp giấy phép nhập khẩu tự động với một số sản phẩm như thép, phân bón.... là những mặt hàng trong nước đã sản xuất được. Tuy nhiên, do đầu vào của nhiều ngành sản xuất trong nước phụ thuộc vào nhập khẩu nên cần những giải pháp hài hòa để kiểm soát nhập khẩu.
相关文章
随便看看