Đã thuận lợi hơn
Theệphưởnglợitừcảicáchtronglĩnhvựcbảohiểmxãhộkq giải nhà nghề mỹo BHXH Việt Nam, trong những năm vừa qua, chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) đã có những sửa đổi, điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tiễn. Để tạo điều kiện cho DN, Chính phủ Việt Nam đã giảm tỷ lệ mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Đồng thời, đã rà soát, cắt giảm nhiều thủ tục hành chính không còn phù hợp, rút ngắn thời gian hoàn thành thủ tục nộp BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) nhằm tạo thuận lợi cho DN và người lao động, cùng với đó là áp dụng công nghệ thông tin, kết nối mạng giữa các cơ quan BHXH của 63 tỉnh, thành phố, tạo lập cơ sở dữ liệu BHXH tập trung của cả nước.
Thông qua phần mềm giao dịch điện tử, DN có thể kê khai và nộp hồ sơ BHXH cho cơ quan BHXH thông qua Cổng thông tin điện tử hoặc các tổ chức cung cấp dịch vụ. Cũng trong năm 2016, BHXH Việt Nam đã cung cấp được 14 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, số đơn vị đăng ký giao dịch điện tử là 236.546 đơn vị... Ngành thường xuyên sửa đổi, hoàn thiện quy trình, hồ sơ trong tất cả các lĩnh vực từ thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT đến giải quyết, chi trả chế độ theo hướng ngày càng giảm bớt các thủ tục, đơn giản các biểu mẫu, tiêu chí...
Theo kết quả của cuộc khảo sát về những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN của hơn 200 DN FDI khu vực phía Nam vừa được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện, phần lớn các DN FDI đã nhận thấy thuận lợi hơn trước những cải cách của BHXH. Đồng thời, quá trình cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN đang được cơ quan chức năng tích cực đẩy mạnh.
Cụ thể, trong năm 2016, BHXH Việt Nam thực hiện cắt giảm được 1 thủ tục hành chính, từ 33 thủ tục xuống còn 32 thủ tục; giảm 38% thành phần hồ sơ; giảm 42% tiêu thức trên tờ khai, biểu mẫu; giảm 54% quy trình, thao tác thực hiện; giao dịch điện tử được đẩy mạnh với 90% DN tham gia. Về tác động của cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN, đa số DN FDI tham gia trả lời khảo sát của VCCI đều có đánh giá đã thuận lợi hơn. Cụ thể, ý kiến của DN về tác động của cải cách thủ tục hành chính của ngành BHXH cho thấy có 64% ý kiến đánh giá thuận lợi hơn về BHXH; 55,8% đánh giá thuận lợi hơn về BHYT; 51,3% ý kiến đánh giá thuận lợi về chính sách BHTN. Đáng chú ý, có tới 61,3% DN trả lời được tham vấn ý kiến và góp ý vào các văn bản của ngành BHXH.
Về trình tự, thủ tục giải quyết của ngành BHXH, 71% DN FDI được hỏi đánh giá không vướng mắc, 80% đánh giá thời gian giải quyết thủ tục của cơ quan BHXH hiện nay ở mức vừa phải, 13% đánh giá quá dài và phức tạp, 7% đánh giá nhanh. Những cải cách này được cộng đồng các DN FDI đánh giá khá cao, góp phần giảm thiểu thời gian và chi phí cho các DN.
Về kênh tiếp cận thông tin, 65,5% DN tiếp cận thông tin về luật, chính sách, cải cách thủ tục hành chính qua báo chí; 59,4% tiếp cận qua hội thảo, khóa đào tạo. 85,4% DN đánh giá các thông tin về luật, chính sách, cải cách thủ tục hành chính được niêm yết công khai. 54% đánh giá hồ sơ, thủ tục hành chính đơn giản, gọn nhẹ; 36% đánh giá phức tạp.
Cần hoàn thiện hơn nữa
Tuy nhiên, kết quả khảo sát cũng ghi nhận một số khó khăn trong quá trình thực hiện các thủ tục BHXH, BHYT. Theo đó, vẫn thiếu các văn bản quy định chi tiết hoặc văn bản hướng dẫn, chính sách hoặc văn bản ban hành muộn. DN chưa cập nhật và thông tin kịp thời những thay đổi về thủ tục, hồ sơ, biểu mẫu gây khó hiểu, khó tiếp cận và mất thời gian sửa chữa. Các DN này cũng đề xuất BHXH Việt Nam tiếp tục rà soát, kiểm tra những trình tự, thủ tục, hồ sơ hành chính để đơn giản hóa các thủ tục hành chính; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tập trung triển khai thực hiện thủ tục tham gia BHXH, BHYT, BHTN qua giao dịch điện tử; tiếp tục hỗ trợ, đào tạo tập huấn, có dịch vụ giải đáp thắc mắc cho DN.
Đồng thời, phổ biến thông tin về thay đổi biểu mẫu, hồ sơ trước khi áp dụng để DN có thời gian điều chỉnh. Đẩy nhanh thời gian giải quyết; bố trí thêm cán bộ tại bộ phận 1 cửa, tăng cường đào tạo nghiệp vụ, nâng cao kỹ năng mềm… 56,2% tương ứng 188 DN đề xuất gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với cơ quan BHXH để được hỗ trợ (56,2% tương ứng 188 DN).
Đánh giá về tình hình thực hiện BHXH của các DN FDI, theo BHXH Việt Nam, hiện cộng đồng các DN FDI tại Việt Nam có khoảng trên 16.000 DN, với trên 3,8 triệu người lao động. Các DN FDI luôn chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật, thực hiện đúng các quy trình thủ tục của BHXH Việt Nam, có đội ngũ làm công tác BHXH chuyên nghiệp nên các thủ tục hành chính về BHXH, BHYT, BHTN được thực hiện chính xác và hiệu quả, đặc biệt là nghiệp vụ về lập thủ tục hồ sơ hưởng BHXH...
Tuy nhiên, bên cạnh những DN FDI chấp hành nghiêm chỉnh quy định pháp luật, đóng BHXH đầy đủ, kịp thời, vẫn còn một số DN nợ BHXH. Tính đến ngày 31/12/2016, tổng số nợ BHXH của khối DN FDI vẫn còn cao là 1.241 tỷ đồng. Có nhiều nguyên nhân của tình trạng này, trong đó chủ yếu do một số DN gặp khó khăn, thậm chí phải giải thể, ngừng hoạt động; song vẫn còn một số DN cố tình trốn đóng, chậm đóng, chiếm dụng vốn từ khoản thu BHXH của người lao động đầu tư vào mục đích khác, thiếu hợp tác tích cực với cơ quan BHXH để giải quyết chế độ cho người lao động, đặc biệt còn có chủ DN bỏ trốn khỏi Việt Nam… Những hạn chế này làm ảnh hưởng tiêu cực đến quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, gây khó khăn cho tổ chức thực hiện chính sách BHXH, làm ảnh hưởng đến an sinh xã hội.
Về vấn đề cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi thêm cho DN, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Trần Đình Liệu khẳng định, trong thời gian tới, BHXH Việt Nam sẽ tiếp tục rà soát, đơn giản hóa các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết; niêm yết công khai, thông tin, hướng dẫn cho DN những thay đổi về thủ tục hành chính rõ ràng, cụ thể, kịp thời và thường xuyên. Thiết lập hệ thống tư vấn, giải đáp, chăm sóc khách hàng nhằm tiếp nhận, xử lý thông tin, tư vấn, giải đáp, hỗ trợ các yêu cầu của cá nhân, tổ chức tham gia giao dịch điện tử lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN.
Tính đến 31/12/2016, tổng số DN FDI tham gia BHXH, BHYT và BHTN là 16.085 DN. Tổng số thu BHXH, BHYT, BHTN của DN FDI là 71.670 tỷ đồng, chiếm 47,2% tổng số thu của khối DN. Mặc dù DN FDI chỉ chiếm 7,7% tổng số DN tham gia BHXH, BHYT, BHTN nhưng đã đóng góp đáng kể vào kết quả thu và mở rộng đối tượng tham gia BHXH, với số tiền thu chiếm đến 47,2%, với số lao động tham gia BHXH chiếm đến 42,9% so với tổng số tiền thu, tổng số lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN của khối DN trong cả nước. |