【xem kết quả giải ý】Vượt "rào cản" nguồn nhân lực đáp ứng mô hình Tổng kế toán Nhà nước

时间:2025-01-12 09:54:15 来源:88Point

vuot quotrao canquot nguon nhan luc dap ung mo hinh tong ke toan nha nuoc

KBNN đang hướng tới xây dựng đội ngũ cán bộ kế toán chuyên nghiệp đáp ứng mô hình Tổng KTNN. Trong ảnh: Hoạt động nghiệp vụ tại KBNN Quảng Ninh. Ảnh: H.Yến

TheượtampquotràocảnampquotnguồnnhânlựcđápứngmôhìnhTổngkếtoánNhànướxem kết quả giải ýo báo cáo của Vụ Kế toán Nhà nước - KBNN, tính đến tháng 10-2011, tổng số cán bộ làm kế toán là 5.003 người, chiếm gần 40% tổng số CBCC của hệ thống KBNN. Tuy nhiên, hiện nay đội ngũ kế toán nghiệp vụ đang thực hiện nhiệm vụ được giao trong lĩnh vực kế toán Nhà nước áp dụng cho TABMIS và kế toán ngân sách và nghiệp vụ Kho bạc trên chương trình kế toán Kho bạc. Do vậy đến thời điểm hiện nay, hệ thống KBNN chưa bố trí cán bộ kế toán để thực hiện chức năng Tổng KTNN đặt tại KBNN.

Theo đánh giá của Vụ Kế toán Nhà nước, mặc dù, đội ngũ cán bộ kế toán nghiệp vụ thuộc hệ thống KBNN có trình độ chuyên môn tốt; công tác kế toán tại KBNN đã đóng góp một vai trò rất quan trọng trong việc quản lý an toàn tiền và tài sản của Nhà nước, kịp thời cung cấp các thông tin về tài chính, ngân sách cho các cấp chính quyền, các cơ quan quản lý từ Trung ương đến địa phương phục vụ cho việc quản lý, điều hành hiệu quả ngân sách các cấp.

Mặc dù vậy, trước yêu cầu và nhiệm vụ mới, công tác kế toán trong lĩnh vực kế toán nhà nước nói chung còn chưa được tổ chức đồng bộ, nhất quán về phạm vi, nội dung và phương pháp nên số liệu thu, chi NSNN giữa KBNN, cơ quan tài chính, cơ quan thu và các đơn vị dự toán chưa có sự thống nhất, gây khó khăn cho việc tổng hợp và phân tích số liệu phục vụ công tác quản lý và điều hành NSNN. Đặc biệt, theo lộ trình thực hiện mô hình Tổng KTNN thì đội ngũ kế toán cần tăng cường cả về chất và lượng.

Mục tiêu cụ thể của mô hình Tổng KTNN áp dụng tại Việt Nam là dựa trên cơ sở thống nhất, tập trung dữ liệu của các đơn vị KTNN; hướng dần đến kế toán dồn tích đối với một số đối tượng KTNN. Đảm bảo theo dõi đầy đủ các đối tượng kế toán gồm: số liệu thu, chi NSNN; tình hình hiện có và sự vận động tài sản, nguồn hình thành tài sản, nguồn vốn, quỹ của Nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước, các đơn vị hành chính sự nghiệp và các đơn vị khác; tình hình vay nợ của Chính phủ và các chính quyền địa phương... Đảm bảo thông tin KTNN được thừa nhận trên thế giới và khu vực.

Tuy nhiên, một trong những thách thức và khó khăn để hệ thống KBNN xây dựng mô hình và tổ chức thực hiện chức năng Tổng KTNN được Vụ Kế toán Nhà nước chỉ ra đó là hiện khối lượng công việc kế toán tại KBNN phát sinh rất lớn, công việc hàng ngày thường xuyên quá tải, phải làm ngoài giờ, ngày lễ, ngày nghỉ để đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao ảnh hưởng nhiều đến tư tưởng của đội ngũ cán bộ kế toán. Ngoài ra, tình trạng dịch chuyển bộ phận công chức từ khu vực công sang khu vực tư nhân, trong đó có những chuyên gia tài chính là một thực tế hiện nay tại một số đơn vị KBNN đang vấp phải.

Bên cạnh đó, chương trình và điều kiện của các trường, cơ sở đào tạo về chuyên ngành liên quan đến kế toán chưa theo kịp với yêu cầu của nền kinh tế đã ảnh hưởng đến chất lượng đầu vào của đội ngũ cán bộ kế toán. Tình trạng này đã đặt ra yêu cầu đào tạo và đào tạo lại cập nhiệt kiến thức thường xuyên cho đội ngũ cán bộ làm công tác kế toán.

Mặt khác, hiện khâu tuyển dụng thường quan tấm đến bằng cấp mà ít quan tâm đến điều kiện đủ để xây dựng đội ngũ cán bộ làm việc chuyên nghiệp như khả năng làm việc độc lập, kỹ năng phối hợp nhóm, dẫn tới thực tế có không ít cán bộ kế toán đã không thể hiện ý thức cố gắng nâng cao trình độ chuyên môn, dẫn tới hiệu quả làm việc chưa cao.

Đồng thời, công tác phân bổ cán bộ kế toán của cơ quan Kho bạc các cấp chưa phù hợp với yêu cầu của từng đơn vị dẫn tới một số đơn vị thiếu cán bộ cả về số lượng và chất lượng.

Một trong những giải pháp được KBNN đưa ra là tiến hành điều tra, đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức KTNN thuộc KBNN, nhằm xác định số lượng và chất lượng cán bộ; xác định cơ cấu, nhu cầu cán bộ kế toán cho từng đơn vị, cho mỗi lộ trình triển khai chức năng Tổng KTNN; Đổi mới, hoàn thiện công tác tuyển dụng cán bộ, công chức KTNN để nâng cao chất lượng công chức tuyển dụng; Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ kế toán, tài chính cho cán bộ, công chức kế toán, gồm:

Đào tạo lại sau khi tuyển dụng đối với nghiệp vụ KTNN (bao gồm kế toán NSNN và các chế độ kế toán khác); đào tạo về kỹ năng thao tác trên hệ thống thông tin, đặc biệt là TABMIS; đào tạo nâng cao đối với cán bộ nguồn, cán bộ chủ chốt; hoàn thiện cơ chế, chính sách về công tác cán bộ nói chung và cán bộ kế toán nói riêng, về công tác quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại; đánh giá cán bộ; hoàn thiện các chế độ đãi ngộ, cơ chế chính sách đối với cán bộ, công chức làm kế toán nghiệp vụ.

Mai Ka

推荐内容