【u21 bỉ】Cần hợp nhất các văn bản pháp luật về thuế
Ngày 1/10/2014,ầnhợpnhấtcácvănbảnphápluậtvềthuếu21 bỉ Chính phủ ban hành Nghị định số 91/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều tại 4 nghị định quy định về thuế, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 151/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 91/2014/ NĐ-CP. Tại kỳ họp thứ 8 vừa qua, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế (Luật số 71/2014/ QH 13) gồm: Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), đã được sửa đổi, bổ sung bằng luật; Luật Thuế thu nhập cá nhân, đã được sửa đổi, bổ sung bằng luật; Luật Thuế tài nguyên; Luật Quản lý thuế, đã được sửa đổi, bổ sung bằng luật. Chắc chắn rằng, Chính phủ sẽ ban hành một nghị định quy định chi tiết thi hành Luật số 71/2014/QH13.
Như vậy, đã và sẽ có một hệ thống các văn bản pháp luật về thuế chồng lên nhau theo từng nấc. Tình trạng có quá nhiều văn bản về thuế là sản phẩm tất yếu của quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của nước ta với nguyên tắc luật khung, tạo ra một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật “phức tạp nhất thế giới” như Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã nhận định khi trả lời chất vấn trước Quốc hội.
Hệ thống văn bản pháp luật về thuế chồng chéo, chắp vá và gây khó khăn lớn cho đối tượng thực hiện. Chẳng hạn, để biết quy định nào của Luật Thuế TNDN còn hiệu lực thi hành và quy định cụ thể như thế nào, đối tượng thực hiện phải so sánh Luật thuế TNDN năm 2008, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế TNDN năm 2013, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều tại các luật thuế năm 2014, các nghị định và thông tư tương ứng, trong đó có cả nghị định sửa nhiều nghị định và thông tư sửa nhiều thông tư.
Chỉ khi có sự hợp nhất các văn bản pháp luật về thuế, việc cải cách thủ tục hành chính mới thực sự đem lại sự thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh minh bạch. |
Không ít công ty kiểm toán, tư vấn thuế cũng đang như “gà mắc tóc” với hệ thống văn bản về thuế vô cùng phức tạp khi tư vấn cho khách hàng. Do đó, với chủ các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, việc tìm hiểu, nắm vững chính sách thuế hiện nay dường như “bất khả thi”...
Để khắc phục khó khăn và hậu quả nêu trên, rất cần có văn bản hợp nhất các văn bản quy phạm pháp luật về thuế. Điều 92 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định: “Văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều của văn bản quy phạm pháp luật được hợp nhất về mặt kỹ thuật với văn bản được sửa đổi, bổ sung. Việc hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định”. Quy định của pháp luật đã có, thực tiễn đã đòi hỏi cấp bách, đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo để hợp nhất các luật về thuế, Chính phủ và Bộ Tài chính thực hiện việc hợp nhất các nghị định, thông tư theo thẩm quyền.