当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【kết quả nottingham】Đại diện chủ sở hữu được phê duyệt chi phí cổ phần hóa 正文

【kết quả nottingham】Đại diện chủ sở hữu được phê duyệt chi phí cổ phần hóa

来源:88Point   作者:Cúp C1   时间:2025-01-25 23:18:58

cổ phần hóa DNNN

Các khoản chi phí cổ phần hóa do đại diện chủ sở hữu phê duyệt,Đạidiệnchủsởhữuđượcphêduyệtchiphícổphầnhókết quả nottingham phải đảm bảo có đầy đủ chứng từ hợp lý, hợp lệ, tiết kiệm theo quy định hiện hành của nhà nước. Ảnh T.L minh họa

>> Bán cổ phần ưu đãi cho người lao động bằng 60% mệnh giá

>> 'Thông luồng' cho doanh nghiệp lên sàn

Nghị định số 59/2011/NĐ-CP đã giao Bộ Tài chính hướng dẫn nội dung và mức chi phí cổ phần hóa. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính cho biết đã ban hành Thông tư số 196/2011/TT- BTC ngày 26/12/2011 trong đó có quy định: Mức chi phí cổ phần hóa tính theo giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa (mức chi không quá 500 triệu đồng đối với các doanh nghiệp có giá trị trên 100 tỷ đồng). Trường hợp cổ phần hóa tập đoàn, tổng công ty nhà nước thì Ban chỉ đạo cổ phần hóa báo cáo cơ quan có thẩm quyền nếu vượt mức quy định.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, một số bộ, địa phương, doanh nghiệp đề nghị bổ sung hướng dẫn chi phí về cổ phần hóa để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cổ phần hóa có quy mô lớn thực hiện thuê tư vấn, quảng bá doanh nghiệp trong và ngoài nước để thu hút các nhà đầu tư trong đó có nhà đầu tư chiến lược.

Để tạo quyền chủ động cho doanh nghiệp cổ phần hóa và cơ quan đại diện chủ sở hữu, tại dự thảo Nghị định quy định việc chuyển doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần, cơ quan chủ trì soạn thảo là Bộ Tài chính đã đề xuất sửa quy định này theo hướng chi phí cổ phần hóa giao cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt.

Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc) doanh nghiệp quyết định mức chi cụ thể theo các nội dung đã được quy định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình, trong đó các gói thầu lựa chọn tư vấn (định giá, xây dựng phương án cổ phần hóa, bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược) tiếp tục áp dụng hình thức chỉ định thầu nếu giá trị gói thầu từ 3 tỷ đồng trở xuống như quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 116/2015/NĐ-CP.

Các khoản chi phí cổ phần hóa phải đảm bảo có đầy đủ chứng từ hợp lý, hợp lệ, tiết kiệm theo quy định hiện hành của nhà nước. Mức thù lao cho từng thành viên Ban chỉ đạo cổ phần hoá và Tổ giúp việc quy định tối đa không quá hai lần mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang do Chính phủ ban hành trong từng thời kỳ (hiện nay là 1.210.000 đồng/tháng).

Thời gian thanh toán thù lao cho từng thành viên Ban chỉ đạo cổ phần hoá và Tổ giúp theo thực tế nhưng không quá 18 tháng kể từ thời điểm thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hoá và Tổ giúp việc.

Cũng tại dự thảo Nghị định này, Bộ Tài chính chính cũng đề xuất thay thế quy định về nguyên tắc kế thừa quyền và nghĩa vụ của công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước.

Theo Bộ Tài chính, quy định hiện hành quy định các nghĩa vụ và trách nhiệm của doanh nghiệp cổ phần hóa được xác định bổ sung sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền quyết toán, bàn giao cho công ty cổ phần không thuộc trách nhiệm của công ty cổ phần.

Tuy nhiên, để phù hợp quy định tại khoản 4 Điều 196 Luật Doanh nghiệp năm 2014 (công ty chuyển đổi đương nhiên kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ khác của doanh nghiệp cổ phần hóa) và trong thực tế vẫn còn trường hợp phát hiện tài sản thừa, thiếu so với giá trị kiểm kê, đánh giá lại cần tiếp tục được hướng dẫn.

Do đó, dự thảo Nghị định thay thế sửa theo hướng quy định rõ: Công ty cổ phần được sử dụng toàn bộ tài sản, nguồn vốn đã nhận bàn giao để tổ chức sản xuất, kinh doanh; kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ khác của doanh nghiệp cổ phần hóa.

Đối với tài sản thừa so với giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định và công bố được xử lý như sau:

Trường hợp doanh nghiệp chưa thực hiện quyết toán tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần thì xử lý tăng vốn nhà nước tại công ty cổ phần (nếu công ty cổ phần có nhu cầu sử dụng và có ý kiến đồng ý của Đại hội đồng cổ đông) hoặc bàn giao tài sản cho Công ty Mua bán nợ Việt Nam (nếu công ty cổ phần không có nhu cầu sử dụng).

Trường hợp doanh nghiệp đã thực hiện quyết toán tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần thì bàn giao cho Công ty Mua bán nợ Việt Nam.

Đối với tài sản thiếu, giá trị tài sản thiếu sau khi trừ khoản bồi thường của tổ chức, cá nhân (nếu có): Trường hợp doanh nghiệp chưa thực hiện quyết toán tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần thì hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm chính thức chuyển sang công ty cổ phần.

Trường hợp doanh nghiệp đã thực hiện quyết toán tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần thì sử dụng nguồn tiền thu từ bán cổ phần theo quy định và được hỗ trợ từ Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp để bù đắp (nếu thiếu)./.

Hoàng Lâm

标签:

责任编辑:Ngoại Hạng Anh