【cược tỷ số】Một số chính quyền đô thị hiểu chưa đúng về tăng trưởng xanh
Từ năm 2012,ộtsốchínhquyềnđôthịhiểuchưađúngvềtăngtrưởcược tỷ số Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1393/QĐ-TTg, phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh cho thời kỳ 2013 – 2020 và tầm nhìn đến 2050. Theo đó, vào năm 2020, giảm cường độ phát thải khí nhà kính 8-10% so với năm 2010 và 20% nếu có hỗ trợ quốc tế; phát triển các ngành công nghiệp xanh, nông nghiệp xanh; xanh hóa lối sống và khuyến khích tiêu dùng bền vững...
Tuy nhiên, đến nay, việc triển khai thực hiện mới chỉ dừng lại ở nghiên cứu, rà soát và ban hành các văn bản, kế hoạch. Trong số 59 đô thị từ loại IV trở lên trong cả nước, mới chỉ có 24 đô thị đã ban hành các văn bản để chỉ đạo, triển khai thực hiện đô thị tăng trưởng xanh. Trong 24 đô thị đó, có đến 15 đô thị chỉ có 1 văn bản chỉ đạo.
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phan Thị Mỹ Linh, nguyên nhân dẫn đến việc triển khai thực hiện xây dựng đô thị tăng trưởng xanh ở Việt Nam còn hạn chế là do chưa có khái niệm rõ nét và tiêu chí cụ thể về đô thị tăng trưởng xanh.
“Một số địa phương chỉ hiểu một cách đơn giản xây dựng đô thị tăng trưởng xanh là trồng nhiều cây xanh, làm sao để người dân được hưởng một không khí trong đô thị tốt về hạ tầng cơ sở, cây xanh, môi trường. Nhưng thực ra, trong tăng trưởng xanh, chúng ta phải đưa ra những mục tiêu rất lớn là sử dụng hiệu quả về tài nguyên môi trường, giảm khí các bon và quan trọng là xây dựng cơ chế tài chính”, bà Phan Thị Mỹ Linh cho biết.
Theo đó, bà Linh kiến nghị cần phải thống nhất về nhận thức, tiêu chí thì mới thực hiện được tốt chương trình hành động của Chính phủ về tăng trưởng xanh.
Tại hội thảo, các chuyên gia cũng cho biết hiện nay xây dựng đô thị tăng trưởng xanh đang thiếu chính sách huy động nguồn tài chính đặc biệt từ các quỹ khí hậu quốc tế, việc huy động các nhà đầu tư trong và ngoài nước còn nhiều khó khăn. Trong khi đó, theo tính toán, để thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh, từ nay đến năm 2020, Việt Nam cần khoảng 30 tỷ USD, còn để phục hồi từ các thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra, cần ít nhất 2-6% GDP.
Ông Nguyễn Quang, Giám đốc Chương trình Định cư con người Liên hiệp quốc cho rằng, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích các DN, cộng đồng, các đối tác phát triển tham gia vào lĩnh vực tăng trưởng xanh, đồng thời khơi dậy tính sáng tạo của các địa phương.
相关推荐
- BẢN TIN THỜI SỰ TRUYỀN HÌNH BÁO HẬU GIANG 7h ngày 4
- Lượng xe điện tăng nhanh trong 3 năm, Việt Nam giải bài toán trạm sạc thế nào?
- Acecook hành động thiết thực lan tỏa sản xuất xanh, giảm thiểu rác thải nhựa
- Xe đạp điện tham gia giao thông có cần đăng ký phương tiện, gắn biển?
- Cái bẫy giăng sẵn của chiêu 'việc nhẹ lương cao' ở nước ngoài
- Nguyên tắc vàng cho những người sử dụng xe điện
- 15 năm, ngành xe điện Trung Quốc nhận 231 tỷ USD trợ cấp
- Việt Nam có thêm 50 triệu EUR vốn tín dụng khí hậu xanh