设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【danh sách ghi bàn bóng đá anh】Không sáp nhập bộ ngành nhưng phải giảm tổng cục, cục trong bộ 正文

【danh sách ghi bàn bóng đá anh】Không sáp nhập bộ ngành nhưng phải giảm tổng cục, cục trong bộ

来源:88Point 编辑:Nhận Định Bóng Đá 时间:2025-01-25 17:51:21

Báo cáo thẩm tra về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 vào sáng 22/7,ôngsápnhậpbộngànhnhưngphảigiảmtổngcụccụctrongbộdanh sách ghi bàn bóng đá anh Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng ghi nhận Chính phủ chuẩn bị kỹ lưỡng nội dung này.

Tán thành với nội dung tờ trình của Chính phủ

Ủy ban Pháp luật nhận định, tờ trình của Chính phủ đã đánh giá khách quan, toàn diện về cơ cấu tổ chức của Chính phủ khóa XIV, nêu rõ những kết quả đạt được, xác định những tồn tại, hạn chế, căn cứ vào các văn kiện của Đảng, nhất là văn kiện Đại hội XIII và các nghị quyết có liên quan của Quốc hội.

{ keywords}
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng

Từ đó xác định quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc và đề xuất cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, bảo đảm cơ sở chính trị, pháp lý và phù hợp với yêu cầu thực tế. Vì vậy, các thành viên Ủy ban Pháp luật tán thành với nội dung tờ trình của Chính phủ.

Chính phủ đề nghị giữ nguyên cơ cấu Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026 gồm 22 cơ quan:

18 bộ:Quốc phòng, Công an, Ngoại giao, Nội vụ, Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Khoa học và Công nghệ, Giáo dục và Đào tạo, Y tế.

4 cơ quan ngang bộ:Văn phòng Chính phủ, Ủy ban Dân tộc, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thanh tra Chính phủ.

Qua thảo luận, các thành viên Ủy ban Pháp luật cơ bản nhất trí với đánh giá về những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế trong tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo cơ cấu tổ chức nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV.

Cơ cấu tổ chức của Chính phủ hiện tại gồm 18 bộ và 4 cơ quan ngang bộ. Tuy là giữ ổn định từ nhiệm kỳ khóa XII nhưng trong nhiệm kỳ khóa XIV đã tiếp tục được sắp xếp, kiện toàn theo mô hình tổ chức quản lý đa ngành, đa lĩnh vực và không ngừng được bổ sung, hoàn thiện cả về quy mô, phạm vi quản lý để đảm bảo bao quát tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội.

Cơ cấu tổ chức bên trong bộ, cơ quan ngang bộ đã từng bước được sắp xếp tinh gọn; việc phân công, phân cấp, phân quyền giữa trung ương và địa phương cơ bản hợp lý hơn.

Nhiều nội dung quản lý nhà nước có sự chồng chéo, trùng lặp, giao thoa giữa các bộ, cơ quan ngang bộ đã được khắc phục, từ đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của Chính phủ, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã đề ra. Những kết quả này đã được Quốc hội khóa XIV ghi nhận, đánh giá cao.

Bên cạnh đó, một số ý kiến trong Ủy ban Pháp luật cho rằng việc thực hiện cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ qua còn phân công, phối hợp chưa thật rõ, hợp lý về thẩm quyền và trách nhiệm.

Kết quả thực hiện chủ trương tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế còn hạn chế do sự thiếu quyết liệt ở một số cơ quan, đơn vị; công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm hiệu quả chưa cao.

Do đó, cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ nhiệm kỳ tới cần quan tâm, xác định rõ trách nhiệm, đề ra giải pháp hiệu quả và kiên quyết lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, khắc phục các tồn tại, bất cập nêu trên.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, xóa bỏ cơ chế “xin - cho”

Về phương án cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, Ủy ban Pháp luật nhất trí phương án giữ 18 bộ, 4 cơ quan ngang bộ.

Việc giữ ổn định cơ cấu tổ chức của Chính phủ sẽ là cơ sở để tiếp tục phát huy ưu điểm và kết quả hoạt động của Chính phủ đã đạt được trong nhiệm kỳ khóa XIV, bảo đảm yêu cầu chỉ đạo, điều hành trong điều kiện Chính phủ tập trung thực hiện “mục tiêu kép”.

{ keywords}
Các ĐBQH dự kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV

Bên cạnh đó, để tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động, Ủy ban Pháp luật đề nghị Quốc hội lưu ý Chính phủ quan tâm một số vấn đề.

Thứ nhất, cần xây dựng lộ trình tiếp tục thực hiện việc kiện toàn cơ cấu tổ chức của Chính phủ để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của Nghị quyết số 18 của Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII) và Nghị quyết số 56 ngày 24/11/2017 của Quốc hội.

Trong đó, có yêu cầu “một cơ quan thực hiện nhiều việc và một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính”, “tiếp tục nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phạm vi quản lý đa ngành, đa lĩnh vực của một số bộ, ngành, nhất là những bộ, ngành có chức năng, nhiệm vụ tương đồng, trùng lặp để có giải pháp phù hợp và kiện toàn, sắp xếp tổ chức, thu gọn đầu mối trong nhiệm kỳ tới… ”.

Thứ hai, việc “đẩy mạnh phân cấp, phân quyền” cần gắn với các điều kiện bảo đảm thực hiện, xóa bỏ cơ chế “xin - cho”, đề cao trách nhiệm của các bộ, tăng tính chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương; đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp, phân quyền.

Vấn đề này còn liên quan chặt chẽ đến các luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, do vậy, cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ lưu ý chỉ đạo rà soát để đề xuất sửa đổi, bổ sung, bảo đảm đầy đủ cơ sở pháp lý cho việc triển khai thực hiện.

Thứ ba, cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và rà soát kỹ các nội dung giao thoa giữa các bộ, cơ quan ngang bộ để sớm có phương án giải quyết triệt để, đồng thời, đẩy mạnh sắp xếp cơ cấu tổ chức bên trong các bộ, đặc biệt là đối với các tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ.  

Thu Hằng

Lý do chưa thể sáp nhập bộ ngành trong nhiệm kỳ 2021- 2026

Lý do chưa thể sáp nhập bộ ngành trong nhiệm kỳ 2021- 2026

Sáng nay, 22/7, Chính phủ trình Quốc hội cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 với 22 cơ quan, gồm 18 bộ và 4 cơ quan ngang bộ.

热门文章

1.3121s , 7236.3671875 kb

Copyright © 2025 Powered by 【danh sách ghi bàn bóng đá anh】Không sáp nhập bộ ngành nhưng phải giảm tổng cục, cục trong bộ,88Point  

sitemap

Top