当前位置:首页 > World Cup

【thứ hạng của al taee】“Bắt mạch” lợi nhuận ngân hàng trước áp lực cạnh tranh hút vốn đầu vào

Áp lực cạnh tranh dòng tiền

Thời gian qua,ắtmạchlợinhuậnngânhàngtrướcáplựccạnhtranhhútvốnđầuvàthứ hạng của al taee lác đác một số ngân hàng có động thái tăng lãi suất huy động. Diễn biến này tuy chưa hình thành một cuộc chạy đua, nhưng cũng phần nào cho thấy các ngân hàng cũng đang đứng trước nhu cầu phải gia tăng sức hấp dẫn để thu hút dòng vốn đầu vào.

“Bắt mạch” lợi nhuận ngân hàng trước áp lực cạnh tranh hút vốn đầu vào
Sự phục hồi từ nền kinh tế giúp các ngân hàng đạt tăng trưởng tín dụng tốt.

Điểm qua động thái một số ngân hàng, sau nghỉ Tết, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) nâng mức lãi suất cao nhất lên tới 12,4%/năm trong tháng đầu tiên, với kỳ hạn 12 tháng khi gửi tiết kiệm Prime Savings trên ngân hàng số VPBank Neo.

Cũng trong thời gian từ đầu năm 2022 trở lại đây, một số ngân hàng khác cũng có động thái tăng lãi suất. Chẳng hạn so với cuối năm 2021, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) tăng lãi suất huy động online 0,2% ở kỳ hạn từ 13 tháng trở lên; Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu (Eximbank) tăng 0,1 - 0,3%/năm; Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) tăng 0,2%/năm;…

So sánh mặt bằng lãi suất chung của các ngân hàng, SCB hiện là ngân hàng có nhiều kỳ hạn có mức lãi suất cao nhất thị trường. Ngân hàng này để mức lãi suất 7%/năm cho các kỳ hạn 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng và 36 tháng. Trong khi đó, một số ngân hàng khác lại có chiến lược thu hút tiền gửi bằng các kỳ hạn lẻ, hoặc kỳ hạn ngắn. Chẳng hạn, 3 ngân hàng cùng dẫn đầu ở kỳ hạn 13 tháng với lãi suất 6,6%/năm là Ngân hàng TMCP Bắc Á, Ngân hàng TMCP Xây dựng (CBBank) và Ngân hàng TMCP Kiên Long. Riêng GPBank tìm cho mình sân chơi ở phân khúc tiền gửi kỳ hạn ngắn khi đưa lãi suất kỳ hạn 1 tháng lên 4%/năm.

Động thái hiện tại cho thấy các ngân hàng vẫn phải dõi theo từng bước trước diễn biến dòng tiền để có phản ứng kịp thời về xu hướng thị trường vốn, qua đó có chiến lược huy động vốn hợp lý. Đặc biệt, các kênh cạnh tranh dòng tiền chính đối với hoạt động huy động của các ngân hàng như bất động sản, chứng khoán, vàng… vẫn đều có sức hút riêng trong thời điểm hiện tại.

Bắt mạch lợi nhuận ngân hàng

Trong bối cảnh phải đối diện sức ép cạnh tranh dòng tiền, nhiều khả năng phải tăng lãi suất để tạo sức hấp dẫn với người gửi tiền, trong khi đó các ngân hàng lãi suất đầu ra khó tăng đang đặt ra bài toán khó trong việc duy trì biên lợi nhuận cao.

Trong năm 2021, 16 ngân hàng lớn chiếm 75% tổng dư nợ nền kinh tế đã thực hiện cam kết giảm lãi suất để hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Tính đến hết năm 2021, số tiền lãi đã giảm của 16 ngân hàng này lên tới hơn 21 nghìn tỷ đồng, cho gần 6 triệu khách hàng. Theo đó, các ngân hàng cũng khó có thể tăng lãi suất cho vay trở lại chỉ sau một thời gian ngắn sau khi thực hiện cam kết giảm lãi cho khách hàng. Ngoài ra, các định hướng chung của Quốc hội và Chính phủ vẫn tiếp tục đặt ra yêu cầu giảm mặt bằng lãi suất cho vay trong năm 2022 để hỗ trợ doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh, phục hồi kinh tế sau đại dịch.

Xét trên góc độ thị trường, bản thân các ngân hàng cũng phải cạnh tranh cả ở đầu ra để thu hút khách hàng, theo đó, một số ngân hàng vẫn đưa ra các chính sách tín dụng ưu đãi. Chẳng hạn, Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam mới đây vừa ra mắt Chương trình Vay mua nhà xanh với lãi suất chỉ từ 5,19%/năm. Ông Harmander Mahal - Giám đốc Khối Ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam và nhóm 4 nước châu Á của Standard Chartered cho biết, ngân hàng này đang muốn chú trọng vào việc cho ra mắt các chương trình, sản phẩm và dịch vụ thúc đẩy quá trình phát triển bền vững. Việc đưa ra những sản phẩm cho vay lãi suất như trên không chỉ là động thái riêng của một ngân hàng, bởi các ngân hàng khác cũng sẽ phải chịu áp lực cũng phải duy trì lãi suất cho vay hợp lý để cạnh tranh.

Tuy nhiên, theo đánh giá của một số chuyên gia, các ngân hàng cũng có một số yếu tố làm điểm tựa để có thể vẫn duy trì tăng trưởng lợi nhuận trong năm 2022. Ông Bùi Nguyên Khoa - Phó Phòng Phân tích thuộc Công ty chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) cho biết, sự phục hồi từ nền kinh tế giúp các ngân hàng đạt tăng trưởng tín dụng tốt, nhất là nhóm bán lẻ. Ngoài ra, các ngân hàng còn có thể có thêm các nguồn thu nhập nhờ tăng trưởng từ phí dịch vụ sẽ phục hồi, đồng thời chi phí có thể được cắt giảm hơn so với năm 2021 đối với các loại chi phí dự phòng và chi phí hoạt động.

Cụ thể, trong năm 2021, nhiều ngân hàng cũng đã đẩy mạnh trích lập dự phòng và cải thiện chất lượng tài sản, đó là bước đệm giúp các ngân hàng có khả năng ứng phó tốt hơn vượt qua những biến động mạnh của nền kinh tế. Với bối cảnh trên, ông Khoa dự báo chi phí tín dụng có thể sẽ giảm được khoảng 10% trong năm 2022 và thu nhập hoạt động tăng được khoảng trên 22%, đây là những yếu tố có có thể giúp lợi nhuận ngân hàng có thể đạt tăng trưởng tốt trong năm 2022.

“Sự phục hồi từ nền kinh tế giúp các ngân hàng đạt tăng trưởng tín dụng tốt, nhất là nhóm bán lẻ. Ngoài ra, các ngân hàng còn có thể có thêm các nguồn thu nhập nhờ tăng trưởng từ phí dịch vụ sẽ phục hồi, đồng thời chi phí có thể được cắt giảm hơn so với năm 2021 đối với các loại chi phí dự phòng và chi phí hoạt động”.

Ông Bùi Nguyên Khoa - Phó Phòng Phân tích BSC

分享到: