Trên đây là nhận định của các chuyên gia và DN về quản trị DN tại Hội thảo “Quản trị tinh gọn trong các DN Việt Nam– các mô hình áp dụng thực tiễn” do Trường Đại học Kinh tế,ọnvàthuầnViệtđểquảntrịDNhiệuquảty le 7m truc tuyen Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức ngày 24-4 tại Hà Nội.
Tại đây, các chuyên gia đã cùng thảo luận để đưa ra những khó khăn, thách thức khi áp dụng và tìm hướng nhân rộng những mô hình quản trị “thuần Việt”, tạo điều kiện giúp các DN nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập sâu rộng như hiện nay.
TS. Nguyễn Đăng Minh, Phó Giám đốc Chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản trị công nghệ và Phát triển DN, Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế- Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, mô hình quản trị tinh gọn là dùng tư duy, trí tuệ con người để giảm tối đa những lãng phí vô hình (những lãng phí không nhìn thấy được khi cách nghĩ và cách làm của người lao động bị sử dụng sai mục đích, không phục vụ cho công việc), thông qua các công cụ quản trị như 5S, Kaizen, Quản lí trực quan, Jidoka, TPM,...
“Việt Nam là một quốc gia đông nhân lực, nhiều người tài nhưng chúng ta thiếu nguồn vốn, nguồn lực để phát triển kinh tế. Vậy thì chúng ta phải tận dụng tối đa lợi thế này qua mô hình quản trị tinh gọn, đây là những nguồn lực sẵn có thì chúng ta không phải đi vay, đi xin tài trợ ở đâu cả”, TS. Minh nói.
Cũng theo TS. Minh, mô hình quản trị tinh gọn “Made in Việt Nam” sẽ mang đến cho DN cách quản trị phù hợp với văn hóa tổ chức, đặc điểm lao động và môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Áp dụng mô hình này là chúng ta phải cùng nghĩ, cùng làm bằng tâm thế của mình, cùng đồng lòng vì mục đích giúp DN phát triển, góp phần đưa kinh tế đất nước đi lên.
“Các DN nếu áp dụng các mô hình quản trị tinh gọn theo nước ngoài mà không có thay đổi, chọn lọc cũng khó thành công vì họ không có con đường, tư duy dẫn lối đúng đắn. Thay đổi từ cách nghĩ, cách làm của người lao động mới là vấn đề cốt lõi”, TS. Nguyễn Đăng Minh nhận định.
Nói về hiệu quả khi áp dụng mô hình quản trị tinh gọn, bà Trần Thị Ái Vân, Giám đốc điều hành Viện Nền móng và Công trình ngầm, Công ty Cổ phần Kỹ thuật nền móng và công trình ngầm Fecon cho biết, khó khăn khi áp dụng là nhận thức của người lao động không đồng đều, nên công ty phải áp dụng từng bước, dần dần sau một thời gian đã thành công, giảm bớt được những lãng phí vô hình.