【soi cầu mobi 88】Thù lao đã không nhiều, lại cấp không kịp thời

时间:2025-01-11 18:43:03来源:88Point 作者:Thể thao

Cùng làm công việc như nhau,đkhngnhiềulạicấpkhngkịpthờsoi cầu mobi 88 nhưng cộng tác viên dân số ở từng địa phương lại có chế độ thù lao khác nhau. Thù lao đã không nhiều, lại cấp không kịp thời là băn khoăn của nhiều cộng tác viên...

Bà Lê Thị Xuân (ngồi), cộng tác viên dân số ấp Phương Quới, xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, nói rằng dù thích, nhưng trăn trở với công việc của mình.

11 tháng, mới nhận phân nửa thù lao

Hiện nay, đa số cộng tác viên dân số tỉnh được cấp tiền thù lao 200.000 đồng/tháng, trong đó có 100.000 đồng tỉnh cấp, 100.000 đồng Trung ương cấp về. Tuy nhiên, gần 11 tháng qua, cộng tác viên dân số mới nhận được thù lao 3 quý của tỉnh, còn thù lao từ Trung ương vẫn còn “nợ”. Ông Danh Tám, cộng tác viên dân số ấp 4B, thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A, than thở: “Tiền thù lao đã ít mà còn cấp không kịp thời thì làm sao khuyến khích được hoạt động. Tính ra, mỗi tháng chỉ nhận được 100.000 đồng, không đủ tiền uống nước, đừng nói đổ xăng. Bây giờ, người ta đi làm thuê cũng được trả công 200.000 đồng/ngày. Thù lao quá thấp khó lòng mà đeo bám công việc được”.

Chung nỗi niềm này, bà Lê Thị Xuân, cộng tác viên dân số ấp Phương Quới, xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, chia sẻ: “Người nào duy trì được là do thích làm công tác xã hội, chứ tính kinh tế thì không ai làm công việc này. Ai khá giả chắc không phàn nàn, nhưng cộng tác viên gia đình khó khăn phải lo sinh kế, thù lao ít quá sẽ sao nhãng không quan tâm, ảnh hưởng đến kết quả chung của cả xã”.

Thù lao ít ỏi nên cộng tác viên thường hay thay đổi, biến động. Chị Nguyễn Thúy Uyên, phụ trách Công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình xã Phương Bình, cho biết: “Hàng năm, tỷ lệ cộng tác viên thay đổi khoảng 20%. Trong khi đó, công việc cộng tác viên cũng có những đặc thù và cần có năng khiếu, uy tính, nên muốn tìm người mới thay thế với thù lao như vầy cũng khó. Mỗi lần người mới lại phải kèm cặp, hướng dẫn, một thời gian quen việc chịu không nổi cũng nghỉ. Cứ lẩn quẩn như vậy rất khó đảm bảo tốt việc cập nhật biến động dân số hàng tháng và thực hiện các chủ trương, chính sách kế hoạch hóa gia đình”.

Công việc của cộng tác viên khá vất vả, nhất là những tháng diễn ra chiến dịch dân số. Họ phải tuyên truyền, vận động về dân số - kế hoạch hóa gia đình, vệ sinh phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu, quản lý việc di biến động dân số, cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến từng hộ gia đình. Khi chủ trương từ trên chuyển dần sang xã hội hóa các biện pháp tránh thai cũng do cộng tác viên đi tuyên truyền là chính. Tuyên truyền vận động khám sức khỏe tiền hôn nhân, sàng lọc trước sinh và sơ sinh ở trẻ, tuyên truyền đảm bảo cân bằng giới tính khi sinh,… Ngoài ra, còn tuyên truyền, vận động tiêm chủng mở rộng, cân trẻ ở cộng đồng. Nhớ mấy đợt chiến dịch dân số, vận động đối tượng đi đình sản là nữ, cộng tác viên phải đi theo nuôi ở bệnh viện mấy ngày. Đối tượng có con nhỏ còn phải giữ con cho họ. Công việc không thiếu phần vất vả, vậy mà…

Chờ HĐND tỉnh thông qua !

Ông Danh Tám rất buồn khi nhắc đến thù lao hay chế độ của cộng tác viên dân số như mình. Ông Tám chia sẻ: “Tôi mong rằng có một chế độ thù lao tương đối hơn và cần cấp kịp thời hàng tháng. Đã 10 năm tôi làm cộng tác viên dân số, nhưng ngày tết chẳng hề có món quà gì dù ít hay nhiều. Nói vậy, không phải tôi đòi hỏi gì đâu, cái mình cần là sự khuyến khích, động viên hoạt động, bám việc”. Nỗi buồn của ông Tám cũng là tâm sự của nhiều cộng tác viên khác trong tỉnh.

Tuy nhiên, cũng có nơi cộng tác viên dân số “ngon” hơn một chút. Bà Đặng Thị Kim Dung, 71 tuổi, cộng tác viên dân số khu vực 6, phường Ngã Bảy, thị xã Ngã Bảy, nói: “Ngoài nguồn thù lao từ tỉnh, Trung ương, cộng tác viên ở đây được hỗ trợ từ thị xã 100.000 đồng/tháng và phường hỗ trợ 50.000 đồng/tháng/cụm dân cư. Tôi đã gắn bó với công việc cộng tác viên dân số 30 năm rồi đó chứ. Hồi đầu vào làm mới có 25.000 đồng/tháng, bây giờ tổng cộng cũng lãnh được 350.000 đồng/tháng. Được địa phương quan tâm mới gắn bó lâu dài với công việc”. Song, đây chỉ là địa phương hiếm hoi của tỉnh làm được chuyện này, còn hầu hết các huyện, thị, thành còn lại chưa có tiền hỗ trợ thêm cho cộng tác viên.

Nắm được thực trạng này, bà Võ Thị Hoàng Loan, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh, cho biết: “Sẽ cố gắng cấp thù lao hàng tháng cho cộng tác viên. Nguồn thù lao của Trung ương nay đã có 6 tháng, nhưng chờ thông qua Thường trực HĐND tỉnh mới cấp được cho cộng tác viên. Đến năm 2017, một số chương trình không còn kinh phí từ Trung ương, trong đó có thù lao của cộng tác viên, khi đó sẽ chuyển về địa phương chi. Chi cục đã có tờ trình xin tăng thù lao cho cộng tác viên trình qua Sở Y tế để trình tại kỳ họp HĐND cuối năm. Mức chi chế độ thù lao cho cộng tác viên được đề nghị tăng từ 200.000 đồng/tháng lên 250.000 đồng/tháng. Tuy nhiên, chưa biết có được thông qua tại kỳ họp HĐND tỉnh cuối năm nay hay không nữa, vì điều kiện tỉnh còn khó khăn”.

1.300 cộng tác viên, có 40% hoạt động cầm chừng, 16% xin nghỉ…

“Trong Thông tư số 05/2008/TT-BYT của Bộ Y tế quy định rất rõ ràng, cụ thể về chức năng, nhiệm vụ của cộng tác viên dân số, nhưng đến nay, chưa có quy định nào cụ thể về chế độ chính sách, thù lao của cộng tác viên dân số nên mỗi huyện, thị, thành làm một cách. Qua nắm lại tình hình tư tưởng của trên 1.300 cộng tác viên của tỉnh, có đến 16% xin nghỉ việc, 40% đang hoạt động cầm chừng”, bà Võ Thị Hoàng Loan, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh, nói.

 

Bài, ảnh: HỒNG DIỄM

相关内容
推荐内容