游客发表

【kèo 0-0.5 là gì】Thanh tra Bộ Tài chính phát huy truyền thống, vững vàng bản lĩnh

发帖时间:2025-01-09 23:45:27

Bản lĩnh người cán bộ thanh tra

Trải qua 69 năm xây dựng và trưởng thành,ộTàichínhpháthuytruyềnthốngvữngvàngbảnlĩkèo 0-0.5 là gì các hoạt động thanh tra tài chính luôn gắn liền với sự nghiệp phát triển của ngành Tài chính, của đất nước. Các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức, thanh tra viên luôn không ngừng phấn đấu, giữ vững phẩm chất, bản lĩnh chính trị; thực hiện tốt nhiệm vụ là nòng cốt trong đấu tranh bảo vệ kỷ cương, kỷ luật; xử lý các vi phạm pháp luật, bảo vệ các nguồn lực tài chính của đất nước được sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả.

Công tác thanh tra đã góp phần phát hiện, chấn chỉnh, xử lý nhiều vi phạm, tiêu cực, tham nhũng, thông qua đó cũng kịp thời phát hiện và kiến nghị khắc phục nhiều bất cập, sơ hở trong cơ chế, chính sách hiện hành, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý tài chính nhà nước.

thanh tra bộ tài chính
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng (bìa trái) dự cuộc họp giao ban Thanh tra Bộ Tài chính. Ảnh: TT

Công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân ngày càng đi vào nền nếp, góp phần bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, gìn giữ trật tự, kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động quản lý tài chính, tài sản của nhà nước.

Các tổ chức thanh tra tài chính đã và đang ngày càng thực hiện tốt vai trò chủ đạo của mình trong việc tham mưu cho thủ trưởng đơn vị các cấp, triển khai hiệu quả các biện pháp thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham nhũng.

69 năm xây dựng, phát triển, trưởng thành của Thanh tra Tài chính là một chặng đường dài nhiều khó khăn, gian khổ, thách thức nhưng nhìn lại chặng đường đã qua, mỗi cán bộ thanh tra tài chính suốt dọc dài đất nước đều rất đỗi tự hào.

Luật Thanh tra hiện nay không còn quy định về thanh tra viên ở các tổng cục, cục mà được gọi tên là công chức thanh tra chuyên ngành. Dù với tên gọi nào, trong hoàn cảnh khó khăn nào, các thế hệ cán bộ, thanh tra viên, công chức thanh tra cũng luôn thể hiện và giữ gìn phẩm chất cao quý của ngành thanh tra là: “Trung thành, tận tụy, gương mẫu, liêm khiết, khách quan, công tâm”, hết sức, hết lòng vì nhiệm vụ. Những đức tính ấy đã dần trở thành máu, thịt của mỗi cán bộ, thanh tra viên, công chức thanh tra.

Bước đột phá mới trong công tác thanh tra

Trong suốt chặng đường 69 năm xây dựng, phát triển, Thanh tra Tài chính trải qua nhiều chặng đường đổi mới. Công tác thanh tra đã có nhiều chủ động trong việc xây dựng kế hoạch thanh tra, theo đó việc thanh tra có chương trình, mục tiêu cụ thể được định trước (nói cách khác là chuyển từ thanh tra bị động sang thanh tra chủ động).

Từ chỗ chỉ tập trung vào thanh tra quản lý tài chính, ngân sách của các đối tượng ngoài ngành Tài chính, hoạt động thanh tra còn chuyển sang thanh tra trách nhiệm hành chính công vụ đối với các đơn vị trong ngành; từ thanh tra phân tán theo cấp hành chính sang thanh tra chuyên đề, chuyên ngành, phối hợp thống nhất giữa thanh tra hành chính với thanh tra chuyên ngành; gắn công tác thanh tra với giải quyết khiếu nại, tố cáo, với công tác thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng. Nhờ đó, hiệu quả hoạt động thanh tra tăng lên, tác dụng ngày càng rõ rệt, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý tài chính nhà nước của ngành.

lễ ký giao ước
Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai (đứng thứ 5, bìa trái sang) chứng kiến lễ ký giao ước thi đua năm 2014 của Thanh tra ngành Tài chính. Ảnh: TT

Năm 2010, Luật Thanh tra được ban hành có nhiều đổi mới về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và hoạt động thanh tra. Được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Tài chính, Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ Tài chính đã xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống thể chế cho hoạt động thanh tra ngành Tài chính. Nhiều văn bản pháp lý quan trọng được ban hành như: Nghị định số 82 của Chính phủ quy định về tổ chức hoạt động thanh tra ngành Tài chính; Thông tư số 19 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Tài chính...

Cũng trong thời gian này, Thanh tra Bộ Tài chính được tiếp nhận, triển khai dự án hợp phần của Thanh tra Chính phủ về “Nâng cao năng lực tổng thể cho ngành Thanh tra đến năm 2015” Mục tiêu dự án là hoàn thiện thể chế, nâng cao năng lực quản lý điều hành và xây dựng cán bộ. Đến nay, dự án đã cơ bản hoàn thành các nội dung công việc. Qua dự án này đã có hơn 12 quy trình thanh tra theo từng lĩnh vực được ban hành, tạo điều kiện để công tác thanh tra chuyển dần theo hướng chính quy, hiện đại, chuyên nghiệp.

Đi liền với xây dựng thể chế, công tác tổ chức, cán bộ cũng được quan tâm đầu tư đúng mức, nhất là công tác xây dựng hệ thống tổ chức, quy hoạch đào tạo cán bộ, chuẩn hóa cán bộ, đã tạo những chuyển biến lớn về số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ của Thanh tra Bộ, của Thanh tra Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Ủy ban Chứng khoán, Kho bạc Nhà nước, Tổng cục Dự trữ, Cục Quản lý giám sát Bảo hiểm và Thanh tra Sở Tài chính.

Kỷ niệm 69 năm Ngày Thành lập Thanh tra Tài chính lần này, bên cạnh niềm phấn khởi, tự hào với truyền thống vẻ vang, các thế hệ cán bộ Thanh tra Tài chính hôm nay cũng ý thức được rằng trách nhiệm trong thời gian tới là rất nặng nề và nhiều khó khăn, thử thách. Nhưng tin tưởng rằng, dưới sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Ban cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Tài chính, các đơn vị được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và quyết tâm cao của toàn thể cán bộ, công chức Thanh tra, chúng ta tin rằng sẽ vượt qua mọi khó khăn để tiến lên phía trước, sẽ giữ vững và không ngừng nêu cao truyền thống vẻ vang của thanh tra ngành Tài chính.../.

Trần Huy Trường (Phó Chánh Thanh tra Bộ Tài chính)

    热门排行

    友情链接