【dự doán tỷ số】Áp thuế 2% đối với dăm gỗ xuất khẩu là hợp lý

  发布时间:2025-01-10 10:27:29   作者:玩站小弟   我要评论
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn đã cho biết như vậy khi trả lời phỏng dự doán tỷ số。

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn đã cho biết như vậy khi trả lời phỏng vấn PV TBTCVN xung quanh vấn đề nên hay không nên áp thuế XK đối với dăm gỗ.

PV: Bộ NN&PTNT đã đề ra mục tiêu đến năm 2020 sẽ giảm khoảng một nửa kim ngạch XK dăm gỗ. Tuy nhiên hiện nay,Ápthuếđốivớidămgỗxuấtkhẩulàhợplýdự doán tỷ số các doanh nghiệp (DN) dăm gỗ đều cho rằng, Bộ NN&PTNT và các cơ quan chức năng cần để XK dăm gỗ và ngành chế biến, XK gỗ cạnh tranh một cách công bằng chứ không nên can thiệp vào bằng các biện pháp tăng thuế XK dăm gỗ. Quan điểm của ông như thế nào về ý kiến này?

Ông Hà Công Tuấn:Bất kỳ một quốc gia nào, vai trò điều phối, điều tiết thị trường thông qua chính sách phù hợp, trong đó có có chính sách thuế của nhà nước đều cần thiết.

Ai cũng có thể thấy rằng trong ngành Lâm nghiệp, không thể cứ làm theo cách truyền thống mà đòi hỏi nâng cao thu nhập đời sống người làm nghề rừng. Lâu nay, chúng ta XK thô rất lớn nhưng giá trị thu được thì lại nhỏ.

Áp thuế 2% đối với dăm gỗ xuất khẩu là hợp lý
Mặc dù chúng tôi không phải là cơ quan áp thuế, nhưng chúng tôi đồng tình việc áp thuế và vừa rồi chúng tôi lắng nghe nhiều bên, thấy đa số không có ý kiến phản đối. Dù gì chúng ta cũng nên bình tĩnh xem xét đánh giá, bởi ít nhất một chính sách cũng phải thực thi một thời gian thì mới đánh giá được tác động hiệu quả của chính sách đó.   Thứ trưởng Hà Công Tuấn

Vai trò của dăm gỗ cách đây 5- 7 năm trước rất quan trọng. Trước khi có dăm gỗ chúng ta chỉ có thể có giá nguyên liệu gỗ rừng trồng là 400- 450.000 đồng/m3. Đến nay, nhờ dăm gỗ đã đưa giá trị 1m3 gỗ lên 900.000- 1 triệu đồng.

Tuy nhiên, hiện giá dăm gỗ nguyên liệu cho người trồng rừng chỉ thu được khoảng tối đa 1 triệu đồng/m3. Nếu như chúng ta để thêm vài năm, đường kính cây lớn hơn để đạt gỗ có thể xẻ làm đồ mộc thì hoàn toàn có thể nâng giá trị nguyên liệu rừng trồng lên gấp 2- 3 lần.

Theo tôi, đã đến lúc phải giảm tỷ trọng dăm gỗ để thực hiện tái cơ cấu sản xuất lâm nghiệp.

Bộ NN&PTNT cũng đã khẳng định điều này từ rất lâu với mục đích kiên trì tái cơ cấu, nhưng nhà nước không can thiệp bằng mệnh lệnh hành chính, không ra lệnh “không XK”, mà phải dùng công cụ thuế để điều tiết thị trường.

PV: Vậy theo ông, mức áp thuế đối với dăm gỗ thế nào là phù hợp?

Ông Hà Công Tuấn:Trở lại vấn đề thuế, 5 năm trước đây đã có rất nhiều hội nghị, hội thảo về chuyện thuế đối với dăm gỗ.

Đề xuất lúc đầu là áp dụng thuế suất như đối với đồ mộc là 10%, nhưng lúc đó chúng ta chưa áp dụng; sau đó, có đề xuất 5% và vẫn chưa áp dụng.

Đến đầu năm 2016, Bộ Tài chính mới quy định áp dụng mức thuế chỉ có 2% (Thông tư số 182/2015/TT-BTC ngày 16/11/2015 điều chỉnh thuế XK mặt hàng dăm gỗ từ 0% lên 2%; hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2016).

Tôi cho rằng, mức thuế này là hợp lý. Tất nhiên khi một chính sách mới ra đời luôn có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng với tinh thần trân trọng lắng nghe ý kiến các bên và với trách nhiệm quản lý ngành này cũng cần lắng nghe.

Mặc dù chúng tôi không phải là cơ quan áp thuế, nhưng chúng tôi đồng tình việc áp thuế và vừa rồi chúng tôi lắng nghe nhiều bên, thấy đa số không có ý kiến phản đối. Dù gì chúng ta cũng nên bình tĩnh xem xét đánh giá, bởi ít nhất một chính sách cũng phải thực thi một thời gian thì mới đánh giá được tác động hiệu quả của chính sách đó.

*PV: Để hướng nâng cao giá trị gia tăng đối với mặt hàng gỗ, Bộ NN&PTNT đã xây dựng đề án tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp, trọng tâm tái cơ cấu là gì, thưa ông?

Ông Hà Công Tuấn:Tái cơ cấu chính là giảm XK nguyên liệu thô, chúng ta phải sản xuất ra hàng hóa tiêu dùng chất lượng cao thì mới có giá trị cao. Để đạt mục tiêu này, chúng ta phải có cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư vào chế biến tinh.

Ví dụ, có thể khuyến khích phát triển những nhà máy MDF (ván nhân tạo) để sử dụng dăm. Vừa qua, nhiều doanh nghiệp (DN) như Tập đoàn công nghiệp Cao su và một số DN nước ngoài cũng đang đầu tư về dăm.

Sau dăm gỗ, chúng ta có thể sản xuất ra bột giấy, làm MDF. Chúng tôi mong muốn các DN trong nước đầu tư thêm dây chuyền MDF để tiêu thụ dăm, từ đó sẽ không phải xuất thô dăm gỗ, giá trị sẽ gia tăng.

Thứ hai, Chính phủ cũng có nhiều chính sách ưu đãi đầu tư và tín dụng với mong muốn khuyến khích các DN đầu tư vào chế biến gỗ như Nghị định 210/2013/NĐ-CP, Nghị định số 55/2015/NĐ-CP….

Thứ ba, theo đề án, Nhà nước sẽ hỗ trợ DN về thị trường và nâng cao chất lượng thị trường. Chúng ta cũng phải dự báo thị trường,hay có những thông tin thị trường thích ứng với những thay đổi mới như Luật Lacy của Mỹ. Vừa rồi, Bộ NN&PTNT đã mời đối tác Mỹ sang Việt Nam phổ biến, tập huấn cho các DN nên các DN không có vướng mắc trong quá trình XK sang Mỹ.

Đối với thị trường Châu Âu, chúng ta cũng đang đàm phán với họ… Với những hoạt động đó, Nhà nước đang giải quyết về thị trường, gỡ những vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN XK gỗ.

Hơn nữa, chúng ta đã có nhiều FTA thế hệ mới, theo đó cần phổ biến tuyên truyền cho DN nắm bắt và tận dụng những cơ hội XK. Đồng thời, chúng ta phải cảnh giác hai vấn đề thường xuyên xảy ra trong quan hệ “mở” này, đó là: hàng rào phi thuế quan về gỗ có nguồn gốc không hợp pháp và vấn đề chống bán phá giá.

*P.V: Xin cảm ơn ông!

Bộ Tài chính cho biết, kể từ ngày xin ý kiến đến ngày Thông tư số 182/2015/TT-BTC có hiệu lực thi hành là 4 tháng, việc lấy ý kiến và ban hành Thông tư này bảo đảm đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Bộ Tài chính đề nghị các Công ty thực hiện theo mức thuế xuất khẩu quy định tại Thông tư. Bộ Tài chính sẽ theo dõi sát tình hình xuất khẩu, tồn kho, đánh giá tác động của chính sách để có biện pháp xử lý cho phù hợp.

Diệu Hoa

相关文章

最新评论