欢迎来到88Point

88Point

【tỷ số tot hôm nay】sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế: Yêu cầu cấp bách của thực tiễn

时间:2025-01-12 06:15:02 出处:Nhận Định Bóng Đá阅读(143)

sua doi bo sung luat quan ly thue yeu cau cap bach cua thuc tien

Luật Quản lý thuế đã tạo khung pháp lý cơ bản, thống nhất chính sách quản lý thu thuế, đồng bộ với các luật thuế và thông lệ quốc tế. Ảnh: Thùy Linh.

“Lỗi nhịp” về chính sách

Sau khi công bố dự thảo Tờ trình đề nghị xây dựng Luật Quản lý thuế (sửa đổi) để lấy ý kiến, Bộ Tài chính đã nhận được ý kiến góp ý bằng văn bản của 85 đơn vị (gồm các bộ, ngành, UBND tỉnh, Cục Thuế, các đơn vị khác...). Về cơ bản, tất cả các ý kiến đều nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật Quản lý thuế (sửa đổi). Ngoài ra, có một số ý kiến tham gia về từng phương án nêu trong dự thảo Tờ trình Chính phủ, về đánh giá nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng để triển khai thi hành Luật, ý kiến tham gia về câu chữ

Luật Quản lý thuế được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2007. Sau 3 lần sửa đổi và bổ sung, Luật Quản lý thuế đã tạo khung pháp lý cơ bản, thống nhất chính sách quản lý thu thuế, đồng bộ với các luật thuế và thông lệ quốc tế.

Đánh gía tác động của Luật Quản lý thuế, Bộ Tài chính cho rằng đây là bước tiến quan trọng, tạo sự đồng bộ, nâng cao tính rõ ràng minh bạch; tăng cường vai trò kiểm tra giám sát của Nhà nước, xã hội trong công tác quản lý thuế; tạo môi trường thuận lợi cho người nộp thuế tuân thủ pháp luật về thuế, tự giác nộp đúng, đủ, kịp thời tiền thuế vào ngân sách nhà nước.

Mặt khác, Luật Quản lý thuế đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng để ngành thuế thực hiện nhiệm vụ thu đúng, thu đủ các khoản thu về thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan Thuế quản lý thu. Qua đó, số thu về thuế được đảm bảo, ngành Tài chính cơ bản hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch thu ngân sách nhà nước giao hàng năm. Bằng chứng đã được thể hiện qua số thu từng năm như: Năm 2008 số thu đạt 430 nghìn tỷ đồng; năm 2009 số thu đạt 454 nghìn tỷ đồng; năm 2010 số thu đạt 588 nghìn tỷ đồng; năm 2011 số thu đạt 721 nghìn tỷ đồng; năm 2012 số thu đạt 734 nghìn tỷ đồng; năm 2013 số thu đạt 828 nghìn tỷ đồng; năm 2014 số thu đạt 877 nghìn tỷ đồng; năm 2015 số thu đạt 988 nghìn tỷ đồng; năm 2016 số thu đạt 1,1 triệu tỷ đồng; đặc biệt năm 2017 số thu đạt hơn 1,2 triệu tỷ đồng.

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển liên tục của thể chế kinh tế, do ra đời đã hơn 10 năm nên Luật Quản lý thuế đang dần bộc lộ bất cập. Theo Bộ Tài chính, quy định về chính sách quản lý thuế chưa thay đổi kịp với sự thay đổi của chính sách tại từng sắc thuế. Trong quá trình thực hiện quản lý thu thuế, các quy định liên quan đến chính sách quản lý thu theo các Luật thuế đã thay đổi hoặc ban hành mới chưa được quy định đồng bộ trong Luật Quản lý thuế dẫn đến những hạn chế trong công tác tổ chức thu thuế, chưa bao quát hết các nguồn thu phục vụ cho việc mở rộng cơ sở thuế. Cùng với đó, quy định về việc xây dựng, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế mặc dù đã được ban hành nhưng chưa theo kịp với thực tiễn phát triển của giao dịch thương mại toàn cầu, chưa hỗ trợ tốt cho mục tiêu hiện đại hóa cơ quan Thuế.

Đặc biệt, chức năng, thẩm quyền của cơ quan Thuế chưa được bổ sung kịp thời với diễn biến phức tạp của vi phạm, tội phạm trong lĩnh vực thuế trong thời gian qua, làm giảm hiệu quả của hoạt động đấu tranh, xử lý vi phạm, trong đó có xử lý trách nhiệm hình sự các vi phạm pháp luật về trốn thuế, gian lận thương mại.

Cũng trong thời gian qua, Việt Nam đã ký kết nhiều điều ước quốc tế, hiệp định đa phương, song phương, trong lĩnh vực thuế. Bởi vậy, Luật Quản lý thuế đã có những điểm chưa được quy định phù hợp với chuẩn mực quốc tế về quản lý thuế để tham gia, ký kết Hiệp định thuế đa phương, triển khai chương trình hành động về chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận (BEPS)... Do vậy, hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi phải tiếp tục bổ sung cơ sở pháp lý, phải tăng cường hợp tác, quản lý thuế quốc tế.

Bộ Tài chính cũng nhận định, một số quy định của Luật Quản lý thuế không còn phù hợp với thực tế, tính khả thi không cao làm phát sinh vướng mắc khi tổ chức thực hiện như quy định về quản lý nợ thuế còn bất cập so với thực tiễn xử lý thuế nợ đọng. Chính sách xóa nợ tiền thuế chưa đi vào thực tiễn, còn nhiều vướng mắc khi thực hiện và chưa thực sự bảo đảm công bằng giữa những người nộp thuế.

Để phù hợp với thực tiễn quản lý của Nhà nước cũng như thể chế kinh tế thị trường trong bối cảnh hiện nay, việc sửa đổi Luật Quản lý thuế là điều cần thiết và phải sớm được thực hiện.

Sửa Luật để hội nhập

Tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 07-NQ/TƯ ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị đã đề ra chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững. Theo đó, để góp phần chặn đứng đà giảm sút của quy mô thu ngân sách so với Tổng sản phẩm trong nước (GDP) thì cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế để bao quát toàn bộ các nguồn thu, mở rộng cơ sở thu (trong bối cảnh không điều chỉnh tăng mức thuế).

Thời gian qua, cải cách hành chính mà trước hết là cải cách thủ tục hành chính trong các hoạt động quản lý nhà nước trong đó có cải cách thủ tục quản lý thuế đã được thực hiện và thu được kết quả tích cực. Cải cách thủ tục quản lý thuế những năm qua đã mang lại hiệu ứng tích cực cho nền kinh tế, góp phần giảm thời gian và chi phí thủ tục, tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp đồng thời góp phần thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Các kết quả ấy cần phải được củng cố, phát triển bằng pháp luật. Luật Quản lý thuế sửa đổi nhằm hướng tới mục tiêu quan trọng này.

Theo Bộ Tài chính, việc sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế cần đảm bảo mục tiêu: Hoàn thiện quy định về quản lý thuế để bao quát toàn bộ các nguồn thu, mở rộng cơ sở thu; nâng cao năng lực và hiệu quả của hoạt động quản lý thuế để phòng, chống trốn thuế, thất thu và nợ thuế; tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan với cơ quan Thuế trong việc thực hiện pháp luật về thuế và quản lý thuế.

Đổi mới các nội dung và các điều luật sẽ được thực hiện theo hướng gia tăng các quy định nhằm cải cách thủ tục hành chính; cải cách thủ tục quản lý thuế theo hướng đơn giản, rõ ràng, công khai, thuận tiện, thống nhất, thực hiện quản lý thuế điện tử, quản lý thuế theo phương thức rủi ro, bảo vệ quyền lợi người nộp thuế, tạo môi trường thuận lợi cho người nộp thuế tuân thủ pháp luật về thuế, tự giác nộp đúng, đủ, kịp thời tiền thuế vào ngân sách nhà nước.

Sửa đổi, bổ sung những quy định nhằm góp phần phục vụ chiến lược hội nhập quốc tế, hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước đã đề ra. Đồng thời phù hợp với các chuẩn mực quốc tế về thuế và chuẩn bị cơ sở pháp luật để phục vụ hội nhập trong giai đoạn tới.

Bộ Tài chính khẳng định, Luật Quản lý thuế sửa đổi sẽ khắc phục các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Luật Quản lý thuế thời gian qua; tháo gỡ bất cập, chồng chéo trong hệ thống pháp Luật Quản lý thuế và bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với các pháp luật liên quan; bảo đảm tính khả thi, minh bạch và thuận lợi cho tổ chức thực hiện.

Tại Tờ trình số 14/TTr-BTC ngày 28/2/2018, Bộ Tài chính đã xây dựng Luật Quản lý thuế (sửa đổi) tập trung vào 10 nhóm quy định chủ yếu sau:

Nhóm 1: Hoàn thiện các giải pháp nhằm nâng cao tính tuân phủ pháp luật thuế của người nộp thuế, chống xói mòn cơ sở tính thuế.

Nhóm 2: Hoàn thiện các quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết để phòng chống chuyển giá.

Nhóm 3: Bổ sung quy định về hoá đơn, chứng từ điện tử.

Nhóm 4: Cải cách công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh theo hướng hiện đại hóa tạo thuận lợi cho hộ kinh doanh, tăng cường tính minh bạch, tăng cường vai trò của chính quyền địa phương và thúc đẩy hộ kinh doanh quy mô lớn chuyển thành doanh nghiệp, mở rộng cơ sở thuế đối với thành phần kinh tế cá thể

Nhóm 5: Hoàn thiện quy định về quản lý thuế theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin, kết hợp quản lý rủi ro để đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính.

Nhóm 6: Hoàn thiện các quy định về quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.

Nhóm 7: Hoàn thiện quy định quản lý thuế đối với các ngành đặc thù.

Nhóm 8: Hoàn thiện quy định về bảo vệ quyền lợi người nộp thuế, tạo thuận lợi cho người nộp thuế.

Nhóm 9: Hoàn thiện quy định về chế tài trong công tác quản lý thuế.

Nhóm 10: Hoàn thiện các quy định về hoàn thuế và các quy định khác về quản lý thuế.

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: