当前位置:首页 > Nhà cái uy tín > 【mu - west ham trực tiếp】Phát triển công nghiệp bán dẫn: Kết hợp sức mạnh nội tại và nguồn lực quốc tế

【mu - west ham trực tiếp】Phát triển công nghiệp bán dẫn: Kết hợp sức mạnh nội tại và nguồn lực quốc tế

2025-01-10 01:01:48 [Cúp C2] 来源:88Point
Nắm bắt cơ hội để tham gia sâu hơn vào ngành công nghiệp bán dẫn Đánh thức sức mạnh của ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam Việt Nam đủ điều kiện để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

TheáttriểncôngnghiệpbándẫnKếthợpsứcmạnhnộitạivànguồnlựcquốctếmu - west ham trực tiếpo Gartner- công ty tư vấn và nghiên cứu công nghệ hàng đầu thế giới, ngành bán dẫn được dự báo có thể mang lại doanh thu hơn 620 tỷ USD vào năm 2024 và tăng mạnh lên 1.000 tỷ USD vào năm 2030. Ngành này cũng được xem là phần cốt lõi trong cuộc cạnh tranh công nghệ giữa các cường quốc trong thế kỷ 21.

Phát triển công nghiệp bán dẫn: Sức mạnh nội tại và nguồn lực quốc tế
Nhà máy sản xuất chip tại Việt Nam

Tham gia thị trường bán dẫn toàn cầu, Việt Nam sẽ có được các cơ hội tỷ USD. Dự báo đến năm 2024, công nghiệp bán dẫn Việt Nam sẽ vượt giá trị 6,16 tỷ USD.

Lĩnh vực bán dẫn Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn khi thu hút sự quan tâm, hiện diện của những “ông lớn” hàng đầu thế giới của Mỹ và Hàn Quốc như Intel, Samsung… với những dự án từ hàng trăm triệu đến cả tỷ USD đầu tư xây dựng nhà máy, mở rộng sản xuất, lắp ráp...

Đặc biệt, Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn khi sở hữu lực lượng lao động trẻ, có ý chí đổi mới sáng tạo, được đào tạo trong các lĩnh vực có liên quan đến ngành bán dẫn…

Theo ông Nguyễn Quân, Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, người Việt Nam có năng lực, trình độ về công nghệ thông tin, công nghệ chip, lực lượng thiết kế chip của Việt Nam có những những nhóm nghiên cứu mạnh.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cũng khẳng định, lợi thế căn bản nhất là người Việt Nam có gien về STEM (toán, kỹ thuật, công nghệ và khoa học). Mà STEM là căn bản của công nghệ bán dẫn, của thiết kế chip. Trong các lợi thế thì lợi thế gien là quan trọng nhất, chắc cũng không kém lợi thế về địa chính trị. Từ lợi thế nhân lực sẽ ra các lợi thế khác. Từ trung tâm toàn cầu về nhân lực bán dẫn sẽ dẫn tới trung tâm toàn cầu về công nghiệp bán dẫn.

Dựa trên lợi thế này, Việt Nam cần phải chứng tỏ với thế giới về năng lực, nhân lực đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ trong chip, bán dẫn. Trước mắt phải hình thành, phát triển, có nhiều nhóm nghiên cứu mạnh và nhóm thiết kế chip từ các trường đại học, viện nghiên cứu hợp tác với doanh nghiệp.

Tuy nhiên, có một thực tế từ nghiên cứu đến thử nghiệm, đạt được các chứng chỉ quốc tế, tiến tới thương mại hóa, sản xuất chip là một hành trình rất dài và chi phí đầu tư rất lớn.

Ngay cả khi doanh nghiệp Việt Nam thiết kế được chip cũng không đủ nguồn lực để triển khai làm thử nghiệm, sản xuất quy mô lớn và thương mại hóa. Vì vậy, khi hợp tác với các doanh nghiệp công nghệ nước ngoài sẽ tạo thuận lợi để thúc đẩy ngành này phát triển.

Do đó, bên cạnh việc chuẩn bị nguồn lực nội tại, nguồn vốn đầu tư cho nghiên cứu và sản xuất chip, Việt Nam cần tranh thủ sự hỗ trợ nguồn lực của quốc tế, nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp lớn thế giới trong lĩnh vực này.

GS. Teck-Seng Low, Phó Chủ tịch cấp cao tại Đại học Quốc gia Singapore tiết lộ, Singapore đã sao chép mô hình công nghệ bán dẫn của Đài Loan (Trung Quốc). Singapore không sử dụng nhiều ngân sách Chính phủ nhưng nguồn vốn này là mồi tốt cho chương trình, thu hút các công ty bán dẫn hàng đầu vào Singapore. Singapore đã xây dựng các chính sách thu hút các nhà đầu tư.

"Để phát triển ngành này, tôi nghĩ cần phải thu hút nhà đầu tư nước ngoài và hai là phát triển công ty bán dẫn trong nước. Phải kết hợp sức mạnh nội tại và nhà đầu tư nước ngoài"- GS. Teck-Seng Low nhấn mạnh, đồng thời cho hay, ngành vi điện tử và bán dẫn là một trong những ngành mũi nhọn giúp Singapore có được vị thế tốt. Hiện nay, ngành bán dẫn của Singapore đóng góp 9% GDP quốc gia.

Hàng năm Singapore chi 5 tỷ USD cho nghiên cứu, nhưng số tiền này sẽ trở nên vô ích nếu không có nhân lực tài năng để phát triển. Vì vậy, chiến lược thu hút nhân lực giỏi trong lĩnh vực bán dẫn cũng là yếu tố tiên quyết khi các bạn muốn bắt tay thực sự vào việc phát triển ngành công nghiệp công nghệ này.

Hiện Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) cùng 3 khu công nghệ cao tại TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng với đầy đủ các điều kiện về cơ sở hạ tầng sẵn sàng đón các nhà đầu tư ngành bán dẫn với cơ chế ưu đãi cao.

NIC và các khu công nghệ cao này sẽ là cầu nối quan trọng để hỗ trợ phát triển hệ sinh thái ngành bán dẫn Việt Nam. NIC cùng các đối tác nước ngoài và trong nước đang tiến hành đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn cho Việt Nam, trong đó tập trung vào các khóa đào tạo chuyên sâu về thiết kế vi mạch.

Cùng với đó, Việt Nam đã tích cực chuẩn bị các điều kiện để sẵn sàng đón nhận, hợp tác với các doanh nghiệp, nhà đầu tư của Hoa Kỳ trong chuỗi cung ứng ngành bán dẫn như: Hoàn thiện cơ chế một cửa, xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực ngành bán dẫn đến năm 2030 sẽ đạt 50.000 kỹ sư ngành bán dẫn...

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

推荐文章
热点阅读