【nhan dinh fiorentina】Loạt biện pháp đấu tranh chống buôn lậu những tháng cuối năm

Hải quan Hà Nội chủ động đấu tranh chống buôn lậu,ạtbiệnphápđấutranhchốngbuônlậunhữngthángcuốinănhan dinh fiorentina ma túy
Hải quan tăng cường đấu tranh chống buôn lậu xăng dầu, than
Phối hợp đấu tranh chống buôn lậu mặt hàng thuốc lá, đường cát
Loạt biện pháp đấu tranh chống buôn lậu những tháng cuối năm
Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Cẩn phát biểu trong cuộc làm việc về phối hợp đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy giữa Tổng cục Hải quan và Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04, Bộ Công an) tháng 5/2022. Ảnh: T.Bình

Làm tốt vai trò tham mưu và đấu tranh trực tiếp

Đối với công tác phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại, ngành Hải quan tiếp tục tăng cường thực hiện quyết liệt các chỉ đạo, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Ban chỉ đạo 389 quốc gia, Bộ Tài chính. Kiện toàn Bộ phận giúp việc của Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Bộ Tài chính để đảm bảo việc chỉ đạo, điều hành công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả đạt hiệu quả cao.

Thực hiện tốt công tác thu thập xử lý thông tin nghiệp vụ, kịp thời chia sẻ thông tin và xây dựng kế hoạch, đồng thời áp dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan, tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tại các tuyến, địa bàn, mặt hàng trọng điểm, trọng tâm vào các mặt hàng cấm, hàng có giá trị lớn, thuế suất cao... các loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu, đầu tư miễn thuế, vận chuyển độc lập, hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh và hàng hóa gửi kho ngoại quan… Qua đó kịp thời phát hiện, ngăn chặn, bắt giữ và xử lý có hiệu quả các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng cấm, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, vận chuyển trái phép hàng hóa biên giới và các tội phạm vi phạm pháp luật khác trong lĩnh vực hải quan.

Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng chống, kiểm soát ma túy và nâng cao năng lực, hiệu quả công tác huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ phục vụ tốt cho công tác đấu tranh phòng, chống ma túy, chất nổ trong tình hình mới. Tuyên truyền cho quần chúng nhân dân về nguy hại của hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, ma túy qua biên giới để mọi công dân không tham gia, không tiếp tay cho hoạt động vi phạm pháp luật hải quan.

Ngành Hải quan tiếp tục kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về thẩm quyền của cơ quan Hải quan trong hoạt động điều tra hình sự; tăng thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính với hình thức “phạt tiền” và “tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính”; việc thực hiện Bộ luật Tố tụng hình sự (ghi âm, ghi hình, tạm giữ, bắt người phạm tội quả tang, xây dựng kho tạm giữ vật chứng, ...); các quy định của pháp luật về hoạt động thương mại, về thủ tục hàng hóa tạm nhập - tái xuất, trung chuyển, chuyển khẩu, kinh doanh kho bãi, bốc xếp, người vận chuyển, việc xử lý chủ thể vi phạm là người nước ngoài...

Đôn đốc thực hiện các kết luận thanh, kiểm tra

Về công tác thanh tra- kiểm tra, toàn Ngành rà soát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch thanh tra chuyên ngành, kiểm tra nội bộ năm 2022 của Tổng cục Hải quan và các cục hải quan địa phương để đề xuất điều chỉnh kế hoạch trong năm 2022 (nếu có). Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ thông qua hình thức kiểm tra chuyên đề, kiểm tra đột xuất theo dấu hiệu vi phạm, kiểm tra trực tuyến thông qua các hệ thống thông tin nghiệp vụ của ngành Hải quan và hệ thống camera giám sát công vụ để kịp thời phát hiện những sai phạm của doanh nghiệp, hạn chế, thiếu sót trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức.

Cùng với đó là theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận, kiến nghị của các đoàn thanh tra, đoàn kiểm tra do Thanh tra Chính phủ và các đơn vị cấp trên thực hiện... Thu thập thông tin, xây dựng kế hoạch thanh tra chuyên ngành, kiểm tra nội bộ năm 2023.

Duy trì nghiêm trực ban trực tuyến

Những tháng cuối năm, ngành Hải quan tiếp tục duy trì nghiêm công tác trực ban ở các cấp; duy trì hoạt động thông suốt của hệ thống quản lý trực ban; chỉ đạo kiểm tra, giám sát trực tuyến đối với các lô hàng có nghi vấn; phối hợp giám sát đối với các trường hợp tái xuất do gửi nhầm lẫn, thất lạc, không có người nhận hoặc từ chối nhận hàng, các lô hàng quá thời hạn.

Theo dõi, đôn đốc giải quyết dứt điểm các tin báo tồn đọng trên hệ thống; xem xét trách nhiệm đối với các trường hợp không thực hiện, thực hiện không đúng các quy định, chỉ đạo.

Tăng cường phân tích, đánh giá hồ sơ các vụ việc vi phạm, phương thức, thủ đoạn, mặt hàng có nguy cơ gian lận được phát hiện qua công tác Trực ban, chuyển các đơn vị nghiệp vụ để kiểm tra, cảnh báo trong toàn Ngành.

Chủ động tuyên truyền kết quả công tác trực ban, các vụ việc vi phạm để phòng ngừa, răn đe doanh nghiệp có ý định vi phạm, nâng cao sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, cảnh báo người tiêu dùng cần có những lựa chọn thông minh khi sử dụng các sản phẩm trên thị trường...

Liên quan đến công tác kiểm tra sau thông quan (KTSTQ), Tổng cục Hải quan sẽ hoàn thiện quy trình KTSTQ thay thế quy trình tại Quyết định số 575/QĐ-KTSTQ ngày 21/3/2019.

Đặc biệt, toàn lực lượng Hải quan sẽ đẩy mạnh công tác KTSTQ đối với các chuyên đề đã được phê duyệt. Đồng thời hướng dẫn, giải quyết các vướng mắc của hải quan địa phương, của doanh nghiệp, đặc biệt là hướng dẫn và trả lời vướng mắc của các cục hải quan địa phương về việc thực hiện KTSTQ 194 doanh nghiệp theo 7 chuyên đề đã giao…

Song song đó là tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và tổ chức thực hiện các chuyên đề, các kế hoạch định hướng, kế hoạch chi tiết đã phê duyệt. Đẩy mạnh công tác KTSTQ, tập trung vào các doanh nghiệp có rủi ro cao, mặt hàng trọng điểm có giá trị lớn, thuế suất cao.

World Cup
上一篇:Sáng mai (25/12), sẽ diễn ra Hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’
下一篇:Phiên đấu giá biển số xe tiếp theo khi nào?