Giá rẻ bất ngờ
Chị Nguyễn Thị Vân Chung ở Nam Định lên Hà Nội bán bún ốc cho biết,ươngớtgiárẻvìkhẩuvịnênnhắmmắtdùngliềtipvang để mua được tương ớt chế biến sẵn không khó. Thậm chí, khi mới mở quán bún ốc, nhiều lần chị được tiếp thị tương ớt giá rẻ, với những lời “thề thốt” sản phẩm sạch, đảm bảo an toàn, không hóa chất.
Những sản phẩm tương ớt được pha chế như thế này tiềm ẩn nhiều nguy cơ không an toàn. Ảnh: N. M |
“Một bình tương ớt 5 lít, chứa trong bình nhựa của bình dầu ăn sử dụng lại, giá chỉ khoảng 40.000 đồng. Mỗi tháng chị bán hết 1 bình. Trong khi đó, nếu mua ớt tươi về tự chưng cất, một kg ớt tươi đã có giá khoảng 20.000 đồng nhưng chỉ chế biến được hơn 1 lít tương ớt. Tương ớt tự chế, chỉ để được từ 2 – 3 ngày là sẽ bị sủi bọt, lên mùi chua, khách ăn vào sẽ chê ngay”, chị Chung nói.
Theo chị Chung, thực khách cũng không thích dùng các sản phẩm tương ớt của những doanh nghiệp nổi tiếng như Trung Thành, Chin – su, Vifon… vì những sản phẩm này độ cay chưa tới, thậm chí còn ngọt, dù những sản phẩm như vậy được các doanh nghiệp sản xuất hàng loạt, công bố chất lượng đàng hoàng. Nhiều khi, những sản phẩm tương ớt ba không, chẳng rõ làm như thế nào, khách đưa vào dùng cùng với tô bún ốc, lại “tấm tắc” khen ngon.
Anh Vũ Quang Tú ở Gia Lâm (Hà Nội) cho rằng, mỗi lần đi ăn quà sáng anh đều cho tương ớt mà các quán để ở những chiếc lọ nhỏ trên bàn. Một lần thấy nhân viên quán mang cả bình 5 lít đổ vào các lọ nhỏ, thấy có cả ruồi chết trôi theo, từ đó mới sợ không ăn tương ớt mà chuyển sang ăn ớt tươi.
Hiện tại, ở nhiều khu chợ của Hà Nội như chợ Nghĩa Tân, Bưởi, Cầu Mới, Thành Công, Phùng Khoang, Đồng Xuân, Trương Định, tương ớt, ớt bột, ớt chưng tự chế có giá rất rẻ. Thông thường chỉ từ 5.000 – 8.000 ngàn đồng/lít. Nếu mua số lượng lớn, có thể đặt hàng và giá rẻ hơn rất nhiều.
Theo khảo sát của PV Chất lượng Việt Nam, cũng tại các chợ nói trên, nếu mua ớt tươi về tự chế thành tương ớt, ớt bột, ớt chưng, 1kg ớt tươi có giá từ 15.000 – 20.000 đồng/kg. Cũng 1kg ớt đó, chỉ chế biến được khoảng 1 – 2 lít ớt chưng. Đặc biệt, mầu sắc của các sản phẩm ớt chưng sẽ không được đỏ thẫm như ớt còn tươi. Nhất là khi chế biến ớt bột, thường phải phơi hoặc xấy ớt khô, mầu đỏ của ớt sẽ không còn tươi mới mà chuyển sang mầu sẫm. 1kg ớt tươi, khi chế biến thành ớt bột may ra cũng chỉ được 1 – 2 lạng. Vậy câu hỏi đặt ra là, vì sao những sản phẩm tương ớt đóng bình lại có giá rẻ đến bất ngờ? Trong khi nguyên liệu để làm ra tương ớt giá thành rất cao. Người chế biến tương ớt, ớt bột, ớt chưng đã “bổ sung” thành phần gì để nâng số lượng sản phẩm và bảo quản thế nào để không bị ôi thiu, chua và bốc mùi “thum thủm”.
Tiếp tay cho sản phẩm “bẩn”
Có thể nói, những sản phẩm không an toàn với người dùng là những sản phẩm “bẩn”. Các sản phẩm được làm từ ớt cũng vậy, nếu sản xuất ra để bán mà không hạn sử dụng, không công bố chất lượng, không nhãn mác, không an toàn với sức khỏe người tiêu dùng … đó là những sản phẩm bẩn.
Ớt bột không nhãn mác tiềm ẩn nhiều kim loại nặng và hóa chất độc hại. Ảnh: N. M |
Vì sao các sản phẩm không đảm bảo chất lượng vẫn đến với người tiêu dùng? Câu trả lời là do thói quen tùy tiện và nhận thức kém của người sử dụng. Có không ít người dùng dù biết sản phẩm tương ớt, ớt bột, ớt chưng không rõ ràng về nguồn gốc nhưng vẫn dùng. Nếu như người tiêu dùng tẩy chay những sản phẩm đó, chắc chắn nhà hàng cũng không thể mua và những người sản xuất ra sản phẩm không an toàn, kém chất lượng sẽ không có “đất” để “dụng võ”.
Theo các chuyên gia công nghệ thực phẩm thuộc Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, rõ ràng, người tiêu dùng đang tiếp tay, tiêu thụ những sản phẩm biết rõ là không an toàn. Nếu như người tiêu dùng từ chối sử dụng, hoặc yêu cầu cao hơn về chất lượng sản phẩm, chắc chắn hàng kém chất lượng sẽ không còn lối ra thị trường.
Theo Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Bộ Y tế, trong danh mục chất bảo quản thực phẩm, có những chất được phép dùng với tương ớt nhưng Rhodamine B là không được phép. Chất này có nguy cơ cao, có thể gây ung thư cho người sử dụng nhưng vì chất này có mầu đỏ, bắt mắt, nên nhiều cơ sở sản xuất tương ớt nhỏ lẻ, hoạt động chui vẫn đưa chất này vào trong các sản phẩm có nguồn gốc từ ớt.
Còn chị Minh Thắng ở tập thể K80 Vĩnh Phúc – Ba Đình (Hà Nội) cho rằng, đúng là khi ăn nem chua với tương ớt tự chế có vị và hấp dẫn khác hẳn với việc dùng tương ớt của những doanh nghiệp có thương hiệu, uy tín. Mặc dù biết là tương ớt, ớt bột tự chế có thể không sạch nhưng khó cưỡng nhưng khẩu vị đã quen nên vẫn liều dùng.
Các chuyên gia dinh dưỡng thuộc Viện Dinh dưỡng quốc gia cho rằng, ớt có rất nhiều vitamin, hỗ trợ tiêu hóa tốt nếu ăn lượng hợp lý. Tuy nhiên, nếu dùng ớt trong bữa ăn, không nên sử dụng hàng không có nhãn mác, không hạn sử dụng. Nếu muốn dùng, nên chọn ớt tươi đã rửa sạch hoặc dùng sản phẩm có bao bì, nhãn mác của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, có địa chỉ, công bố chất lượng sản phẩm rõ ràng.
Nguyễn Nam