Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc được giá Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc tăng vọt,ộCôngThươngtìmcơhộigiatăngxuấtkhẩugạosangTrungQuốkèo online doanh nghiệp ồ ạt thu gom Bộ Công Thương tìm giải pháp tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc |
Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc sụt giảm
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu gạo Việt Nam đạt gần 8,5 triệu tấn, thu về 5,31 tỷ USD, tăng 10,6% về khối lượng và tăng 22,4% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
So với cùng kỳ năm 2023, khối lượng gạo xuất khẩu tăng 10,6%, trong khi giá trị xuất khẩu tăng tới 22,4%. Điểm sáng lớn nhất trong năm nay chính là sự gia tăng mạnh mẽ về giá xuất khẩu. Bình quân, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt 626 USD/tấn, tăng 13,4%, tương đương 74 USD/tấn. Đây là thành tích cao nhất kể từ khi Việt Nam gia nhập thị trường xuất khẩu gạo toàn cầu.
Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc gặp khó khăn (Ảnh: Cấn Dũng) |
Không chỉ có mức giá cao hơn đáng kể so với các năm trước, giá gạo Việt Nam hiện nay còn thuộc nhóm cao nhất thế giới. Tính đến ngày 4/12/2024, giá gạo 5% tấm của Việt Nam là 517 USD/tấn, vượt xa Thái Lan (499 USD/tấn), Ấn Độ (451 USD/tấn) và Pakistan (453 USD/tấn).
Tuy nhiên bức tranh trên thị trường xuất khẩu gạo không hoàn toàn là điểm sáng khi xuất khẩu gạo sang Trung Quốc - một trong những thị trường truyền thống giảm sâu tới 71,3% so với cùng kỳ năm 2023.
Theo Bộ Công Thương, hiện nay, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam sau Hoa Kỳ. Trong khi đó, Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong các nước ASEAN, là thị trường xuất khẩu lớn thứ 6, thị trường nhập khẩu lớn thứ 11 của Trung Quốc.
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu gạo lớn và truyền thống của Việt Nam. Với lợi thế về địa lý và sự tương đồng trong văn hóa, sản phẩm gạo của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đã được người dân Trung Quốc đón nhận, tiêu dùng. Việt Nam đã xuất khẩu đa dạng chủng loại gạo sang Trung Quốc, như gạo trắng, gạo thơm, gạo japonica, gạo nếp… với lượng xuất khẩu nhìn chung tăng trưởng tốt qua các năm, ngoại trừ giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát.
Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, xuất khẩu gạo sang thị trường này gặp khó khăn hơn. Theo các chuyên gia, lý do khiến gạo xuất khẩu sang thị trường này giảm là do Trung Quốc nâng tiêu chuẩn về chất lượng gạo lên so với trước. Từ gạo thơm, gạo cao cấp, gạo ST24… đều rất khắt khe về chất lượng và mẫu mã bao bì. Còn gạo chế biến, Trung Quốc chỉ nhập gạo giá rẻ, số lượng lớn.
Trong khi đó, tại thị trường Trung Quốc, gạo Việt Nam đang phải cạnh tranh mạnh mẽ với gạo cùng loại đến từ Thái Lan, Campuchia. Đây đều là những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, không chỉ có chất lượng gạo tốt mà bao bì cũng rất hấp dẫn.
Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho rằng, Trung Quốc là một thị trường rộng lớn và hấp dẫn với không chỉ doanh nghiệp Việt Nam mà còn rất nhiều quốc gia khác. Đối với mặt hàng gạo, dù đã có nhiều nỗ lực và có được một số loại gạo được chứng nhận ngon nhất thế giới, song nhìn chung, so với Thái Lan hay Campuchia, gạo Việt Nam còn kém hấp dẫn hơn cả về cách đóng gói và còn hạn chế hơn về thương hiệu. Chưa kể, thời gian qua, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng khá cao. Điều này giúp gia tăng kim ngạch xuất khẩu chung, song khiến gạo Việt khó cạnh tranh ở thị trường Trung Quốc.
Bộ Công Thương thúc đẩy xúc tiến thương mại gạo vào Trung Quốc
Xúc tiến thương mại là giải pháp quan trọng được Bộ Công Thương triển khai đều đặn hàng năm nhằm tìm cơ hội gia tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc. Năm 2024, Cục Xuất nhập khẩu đã chủ trì, phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại tổ chức hoạt động giao thương xúc tiến thương mại mặt hàng gạo tại thị trường Trung Quốc từ ngày 02 – 06 tháng 12 năm 2024.
Đoàn xúc tiến thương mại gạo của Bộ Công Thương tổ chức nhiều hoạt động tại Trung Quốc (Ảnh: Cục Xuất nhập khẩu) |
Theo đó, triển khai Quyết định số 880/QĐ-BCT ngày 27 tháng 11 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Công Thương và thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại năm 2024, Đoàn công tác của Bộ Công Thương do Lãnh đạo Cục Xuất nhập khẩu là trưởng đoàn cùng với sự tham gia của Hiệp hội Lương thực Việt Nam và gần 20 doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo của Việt Nam đã tổ chức Đoàn giao dịch thương mại mặt hàng gạo tại thị trường Trung Quốc từ ngày 02 – 06 tháng 12 năm 2024 nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Trung Quốc ổn định, bền vững.
Nhiều hoạt động giao thương được tổ chức trong khuôn khổ chương trình (Ảnh: Cục Xuất nhập khẩu) |
Theo Cục Xuất nhập khẩu, trong khuôn khổ chương trình làm việc, Đoàn công tác đã làm việc với Sở Thương mại tỉnh Hồ Nam, Ủy ban xúc tiến thương mại quốc tế của thành phố Thâm Quyến (tỉnh Quảng Đông), Ủy ban xúc tiến thương mại quốc tế tỉnh Hồ Nam. Bên cạnh đó, tổ chức hoạt động giao thương, kết nối mặt hàng gạo giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Trung Quốc tại thành phố Thâm Quyến và thành phố Trường Sa tỉnh Hồ Nam. Ngoài ra, khảo sát thực địa và làm việc với các công ty lớn tại thành phố Thâm Quyến (tỉnh Quảng Đông) và thành phố Trường Sa (tỉnh Hồ Nam) để tìm kiếm cơ hội thúc đẩy thương mại gạo giữa Việt Nam – Trung Quốc nói chung và Việt Nam – Thâm Quyến/Hồ Nam nói riêng, đồng thời kết nối doanh nghiệp hai nước thúc đẩy xuất khẩu.
Tại các buổi làm việc, hai bên cung cấp các thông tin về cơ chế chính sách về xuất nhập khẩu nông sản nói chung và mặt hàng gạo. Đoàn công tác đã giới thiệu với phía Bạn về tiềm năng, năng lực sản xuất, xuất khẩu gạo của Việt Nam với đa dạng về chủng loại, sự năng động của doanh nghiệp Việt Nam trong đổi mới, ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến vào sản xuất để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đoàn công tác đã thông tin cho phía Bạn về việc Bộ Công Thương Việt Nam đã cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo cho 161 thương nhân.
Đặc biệt, hội thảo giao thương tại thành phố Thâm Quyến (tỉnh Quảng Đông) và tỉnh Hồ Nam đã thu hút sự tham gia của gần 100 đại biểu đến từ gần 40 doanh nghiệp tại các địa phương. Đấy là cơ hội giúp doanh nghiệp hai nước tiếp cận và trao đổi thông tin với nhau, thúc đẩy xuất khẩu.
Đánh giá cao hoạt động xúc tiến thương mại gạo của Bộ Công Thương, chuyên gia Vũ Vinh Phú cho rằng thời gian tới, bên cạnh xúc tiến thương mại, cần tập trung vào các giải pháp xây dựng thương hiệu gạo để gia tăng sức cạnh tranh tại thị trường này.