【kết quả bđ trực tuyến】Cần gỡ bỏ các công đoạn thủ công
thành phố bước đầu đã rút ra được một số kinh nghiệm cho việc nâng cao hiệu quả của hoạt động này. Bà Lê Thị Hồng Hảo - Phó Viện trưởng VKNATVSTPQG cho biết như vậy khi trao đổi với phóng viên TBTCVN.
* PV: Việc tham gia địa điểm KTCN tập trung của VKNATVSTPQG đã mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp (DN) so với trước đây,ầngỡbỏcáccôngđoạnthủcôkết quả bđ trực tuyến thưa bà?
- Bà Lê Thị Hồng Hảo:Thực hiện mục tiêu của Đề án giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động KTCN đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (XNK) theo Quyết định 2026/QĐ-TTg, VKNATVSTPQG đã rà soát và xây dựng các quy trình hướng dẫn cho DN làm các thủ tục đăng ký và thực hiện việc kiểm tra nhà nước một cách nhanh chóng và thuận lợi; xây dựng hệ thống phần mềm chuyên ngành để quản lý hoạt động kiểm tra nhà nước theo các tiêu chuẩn quốc tế.
VKNATVSTPQG đã ký kết quy chế phối hợp với 4 cục hải quan tỉnh, thành phố (Hà Nội, Lạng Sơn, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh) tham gia địa điểm KTCN tập trung, chương trình do Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) chủ trì.
VKNATVSTPQG đã cử cán bộ chuyên môn có mặt ở tại các điểm KTCN tập trung để hướng dẫn trực tiếp cho DN (lấy mẫu tại cửa khẩu), qua đó tạo điều kiện giảm thời gian đi lại, giảm thời gian lưu kho bãi của DN.
Về phía DN, thủ tục thông quan hàng hóa của DN rút ngắn được 1-3 ngày so với trước đây. Tuy nhiên, việc triển khai địa điểm KTCN tập trung còn bộc lộ hạn chế chưa thu hút được đông đảo DN tham gia làm thủ tục. Hạn chế này có nguyên nhân từ sự chưa đồng bộ của các bộ, ngành.
* PV: Theo bà đâu là nguyên nhân khiến cho địa điểm KTCN tập trung chưa thu hút được DN tham gia?
|
- Bà Lê Thị Hồng Hảo:Đến nay, chúng tôi chưa có thống kê đánh giá cụ thể về số lượng mẫu hàng đã được giải quyết tại địa điểm KTCN tập trung vì đang trong thời gian thí điểm.
Tuy nhiên có thể chỉ ra một số hạn chế cần khắc phục như biểu mẫu làm thủ tục kê khai kiểm tra nhà nước của các bộ, ngành chưa thống nhất. Cần sớm thống nhất các biểu mẫu kê khai để DN dễ sử dụng và các cơ quan quản lý dễ theo dõi.
Hiện nay, việc thực hiện KTCN còn có công đoạn thủ công như: Sau khi DN khai trên hệ thống của các cơ quan KTCN phải in ra để mang tới cơ quan hải quan làm thủ tục thông quan hàng hóa làm mất thêm công đoạn, thời gian của DN.
Nếu các thủ tục này được liên thông, xử lý thông qua Cơ chế một cửa quốc gia sẽ loại bỏ được công đoạn thủ công này. VKNATVSTPQG mới đang thực hiện triển khai áp dụng Cơ chế một cửa quốc gia đối với thực phẩm nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Y tế.
Trước mắt, (khi chưa thể triển khai Cơ chế một cửa quốc gia), để hoạt động KTCN đạt hiệu quả, các bộ, ngành, cơ quan chức năng cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, trao đổi dữ liệu điện tử về kết quả KTCN; xây dựng cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin giữa các cơ quan KTCN và cơ quan hải quan; kịp thời thông báo kết quả KTCN cho cơ quan hải quan để thông quan nhanh chóng hàng hóa. Đặc biệt là đầu tư cơ sở vật chất, nguồn lực, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động KTCN.
Trên thực tế, DN vẫn thực hiện đăng ký thủ tục chứng nhận tiêu chuẩn KTCN tại các trung tâm KTCN tại các tỉnh, thành phố lớn do thói quen không muốn thay đổi; hơn nữa, tại các cơ sở này được đầu tư trang thiết bị đảm bảo cho việc kiểm tra đa dạng các mẫu mã hàng hóa. Trong khi đó, tại địa điểm KTCN tập trung không đủ điều kiện để kiểm tra nhiều loại mẫu hàng, sản phẩm, chỉ có thể kiểm tra nhanh được một số loại mặt hàng.
* PV: Nghị quyết 19/CP năm 2016 đặt ra nhiều mục tiêu, trong đó có việc đốc thúc các bộ, ngành đẩy nhanh việc tạo thuận lợi cho hoạt động thông quan hàng hóa qua biên giới, vậy VKNATVSTPQG đã và đang có kế hoạch và đề xuất giải pháp gì cho việc thực hiện KTCN thưa bà?
- Bà Lê Thị Hồng Hảo:Để Nâng cao hiệu quả địa điểm KTCN tập trung cần sự vào cuộc đồng bộ, tích cực từ phía các bộ, ngành, cơ quan chức năng tham gia.
Về phía VKNATVSTPQG trong thời gian tới sẽ sửa đổi đơn giản hóa các quy trình, quy định để giảm thời gian KTCN bằng việc áp dụng phương thức quản lý hiện đại, quản lý rủi ro đối với hàng hóa XNK, tập trung vào 10 nhóm thực phẩm có nguy cơ cao theo Quyết định số 11/2006/QĐ-BYT.
Giảm tải cho việc kiểm tra tại cửa khẩu, VKNATVSTPQG áp dụng kiểm tra an toàn thực phẩm chủ yếu sau khi thông quan; kiểm tra chất lượng trong quá trình sản xuất thay vì kiểm tra theo lô hàng; đầu tư thêm nhiều trang thiết bị hiện đại phục vụ cho KTCN.
* PV: Xin cảm ơn bà!
Từ đầu tháng 12/2015 đến nay, Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) đã chủ trì phối hợp với các bộ, ngành chức năng triển khai 9 địa điểm KTCN tại cửa khẩu 6 tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Lạng Sơn, Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh. Tổng cục Hải quan dự kiến nâng số địa điểm KTCN tập trung lên con số 12 - 13 vào cuối năm nay. |
Bảo Châu - Hải Linh
本文地址:http://app.marimbapop.com/html/669c798426.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。