当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【al-nassr – al wehda】10 vật gia dụng nên hạn chế sử dụng

1. Bộ nồi,ậtgiadụngnênhạnchếsửdụal-nassr – al wehda chảo chống dính

Nồi, chảo chống dính chứa Polytetrafluoroethylene độc hại

Xuất hiện vào những năm 1960 tại Mỹ, bộ nồi chảo chống dính hiện đã trở thành vật dụng không thể thiếu của các bà nội trợ thời nay.

Tính tiện dụng của chúng khó có thể phủ nhận, song, ít ai biết rằng, lớp chống dính phủ lên nồi có tên hóa học Polytetrafluoroethylene (PTFE), một loại nhựa polymer tổng hợp, lại có những tác hại khôn lường đến sức khỏe của mỗi người.

Khi PTFE nóng lên sẽ giải phóng khí độc hại gây nên các bệnh ung thư, suy đa cơ quan, tổn hại đến sinh sản và những vấn đề sức khỏe khác. Để giảm thiểu tác hại của chảo chống dính, bạn không nên chiên, xào khi lửa quá to hoặc đặt chảo quá nóng. Có thể ăn các đồ hấp, luộc, nướng để thay thế.

2. Chai, lọ nhựa

Bisphenol-A (gọi tắt là BPA) là một dạng hóa chất dùng trong chế tạo nhựa polycarbonate, loại nhựa vẫn được dùng để sản xuất vỏ chai nước.

Khi BPA ngấm vào nước qua một thời gian dài hoặc dưới tác động của nhiệt độ cao như ánh mặt trời, lò vi sóng, chúng có thể gây tổn hại đến hệ thống nội tiết.

Chai nhựa tiện dụng song tiềm ẩn nhiều độc hại

Bên cạnh đó, nguồn nước đóng chai không đảm bảo vệ sinh có thể gây những bệnh như nhiễm khuẩn và những bệnh liên quan đến tiêu hóa khác.

3. Hóa chất tẩy rửa thông thường

Tất cả mọi chất tẩy rửa gia dụng thông thưởng như nước rửa chén, bột giặt, chất tẩy rửa nhà vệ sinh… đều chứa các hóa chất độc hại amoniac, một chất kích thích mạnh mẽ hây tổn thương đến thận và gan ảnh; chất oxy hóa mạnh mẽ bleach có thể đốt cháy da và mắt.

Đặc biệt, chất tẩy rửa chuyên dùng cho lò nướng có thể gây bỏng hóa chất và phát ra khói độc gây hại cho hệ hộ hấp. Để bảo vệ gia đình khỏi tác hại nguy hiểm của các chất tẩy rửa này, bạn nên chọn cách làm sạch đồ dùng bằng các loại tẩy rửa tự nhiên, ít gây độc hại.

4. Thuốc trừ sâu và hóa chất diệt cỏ

Mục đích của các sản phẩm này là để diệt sâu bệnh, tuy nhiên, không vì thế mà nó không có tác hại đến sức khỏe của con người.

Ví dụ, các thành phần hóa chất trong thuốc diệt cỏ có thể gây tổn thương thận và làm rối loạn chức năng sinh sản ở chuột.

Ngoài ra, hợp chất cypermethrin có mặt phổ biến trong thuốc trừ sâu và trong bình xịt diệt gián có thể gây kích ứng với da, mắt, hệ hô hấp và tác động tiêu cực đến hệ thần kinh trung ương.

Thuốc trừ sâu độc hại

Bạn có thể sử dụng loại thuốc trừ sâu Buhach tự nhiên, có tác dụng với kiến, ruồi, bọ chét, chấy, muỗi, nhện và một số loài gây hại khác. Axit boric là một giải pháp diệt gián tự nhiên nhưng hiệu quả.

5. Các chất kháng khuẩn

Các chất kháng khuẩn là một trong những công cụ chữa bệnh nhằm kiểm soát và điều trị các bệnh nhiễm khuẩn.

Tuy nhiên, các thành phần hóa học trong chất khoáng khuẩn lại gây trở ngại cho phát triển hệ thống miễn dịch của trẻ em.

Trong đó, chất phụ gia kháng khuẩn Triclosan, loại phổ biến nhất được tìm thấy trong hơn 100 sản phẩm gia dụng từ xà phòng, kem đánh răng, đồ chơi trẻ em, đồ lót, có thể tăng nguy cơ vô sinh, dậy thì sớm và rối loạn hoóc-môn.

Theo nghiên cứu, một số loại vi trùng có lợi cho cơ thể của người, giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh và phát triển cơ thể toàn diện.

6. Phân bón hóa học

Phân bón hóa học là các tác nhân gây ô nhiễm môi trường, làm mất cân bằng hệ sinh thái.

Nếu không được sử dụng và xử lý đúng cách, phân bón hóa học có thể gây nhiễm độc nguồn nước ở sông, suối, đại dương; gây mùi hôi thối trong không khí; thậm chí làm cho cây dư thừa chất dinh dưỡng gây độc hại cho cây trồng, vật nuôi và con người.

Các kim loại nặng trong phân bón hóa học như Thủy ngân, Asen và một số vi khuẩn có hại như như E. Coli có thể gây nên những bệnh đường ruột nguy hiểm cũng như tăng nguy cơ gây loãng xương ở nữ giới cao.

Để thay thế, bạn có thể sử dụng các loại phân tự nhiên và các loại thức ăn hữu cơ dư thừa để làm phân bón.

7. Bóng đèn tiết kiệm năng lượng

Bóng đèn Compact chứa thủy ngân độc hại

Mặc dù các loại bóng đèn huỳnh quang compact (CFL) có khả năng tiêu thụ ít điện năng, do đó tiết kiệm được chi phí cho gia đình bạn thì cũng không nên lạm dụng điều này.

Theo các chuyên gia, bóng đèn tiêu thụ ít năng lượng có chứa thủy ngân.

Lượng thủy ngân này vô hại trong điều kiện bóng đèn còn nguyên vẹn, nhưng nếu bóng bị vỡ, thủy ngân thoát ra ngoài khiến cho người hít phải bị ngộ độc thủy ngân, gây tổn thương não, gan. Khi bóng vỡ, không nên vớt vào thùng rác trong nhà.

Sử dụng găng tay cao su và cho vào túi buộc kín để tránh hít thở phải khí độc.

8. Hộp xịt phòng

Cũng giống như các sản phẩm tẩy rửa gia dụng khác, các loại hộp xịt phòng, mặc dù được quảng cáo là “tinh khiết”, “tự nhiên” lại có thể gây tổn hại đến hệ hô hấp nghiêm trọng như hen suyễn. Hộp xịt phòng có chứa phthalates, một hóa chất gây rối loạn hoóc-môn, tổn hại đến vấn đề sinh sản và dị tật bẩm sinh.

Thay vì sử dụng các hộp xịt hóa chất, bạn có thể mở cửa sổ cho thoáng khí, cho vài giọt tinh dầu thơm vào cốc nước nóng để căn phòng có mùi thơm dễ chịu.

9. Chất chống cháy

Các vật dụng trong gia đình như tấm lót thảm, gối, nệm, đồ điện tử, đồ gỗ… đều chứa loại hóa chất chống cháy phổ biến polybrominated diphenyl ether (PBDE).

Chất chống cháy trong nệm, gối, đồ điện tử

Đây là hóa chất làm rối loạn chức năng nội tiết của con người và vật nuôi, gây ảnh hưởng xấu đến gan, tuyến giáp và thần kinh trung ương.

Trẻ em là những đối tượng dễ nhiễm PBDE vì dễ hít phải bụi độc từ các vết xước đồ vật gây ra. Hãy sử dụng các sản phẩm không có chất chống cháy để bảo vệ sức khỏe cả gia đình bạn.

10. Túi ni lông

Là một vật dụng vô cùng tiện lợi của các bà nội trợ, nhưng túi ni lông lại lại chứa các chất phụ gia rất độc hại với sức khỏe của con người, đặc biệt khi đựng đồ nóng.

Các loại chất có nhuộm màu thường chứa các kim loại nặng như chì, cadimi gây tác hại cho não và là nguyên nhân dẫn đến ung thư.

Mỗi túi ni lông mất 500 năm để phân hủy hoàn toàn

Theo các nhà khoa học, trung bình một túi ni lông phải mất 500 năm mới có thể phân hủy hoàn toàn. Vì thế, để tránh những tác hại đến gia đình và môi trường, bạn nên hạn chế sử dụng và thay thế bằng các loại giỏ nan, gỗ.

Thu Trang

Không nên lạm dụng thuốc giải rượu

分享到: