当前位置:首页 > Cúp C1

【nbet 88】Chỉ tiêu nợ công giảm dần

nợ công

Một số địa phương đã chủ động trong việc đề xuất cơ chế cho vay lại để thực hiện các chương trình,ỉtiêunợcônggiảmdầnbet 88 dự án.

Dư nợ bảo lãnh vay vốn nước ngoài xu hướng giảm

Đại diện Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (QLN&TCĐN), Bộ Tài chính cho biết, trong 6 tháng đầu năm, công tác huy động vốn vay, trả nợ Chính phủ, công tác cho vay lại, cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ bám sát kế hoạch vay, trả nợ năm 2018. Dự kiến đến cuối năm 2018, các chỉ tiêu an toàn nợ công đảm bảo trong giới hạn được Quốc hội cho phép và thấp hơn dự kiến trong kế hoạch tài chính trung hạn. Cụ thể, chỉ tiêu nợ công trên GDP năm 2016 là 63,7%; ước thực hiện năm 2017 ở mức 61,4% và dự kiến đến cuối năm 2018 khoảng 61 - 62%.

Trên cơ sở những chỉ đạo, định hướng về cấp và thực hiện bảo lãnh chính phủ tại Nghị quyết số 07-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 25/2016/QH14 của Quốc hội, Bộ Tài chính đã quản lý chặt chẽ các khoản bảo lãnh chính phủ, đồng thời siết chặt hạn mức bảo lãnh và cấp mới bảo lãnh năm 2018. Bộ đã đôn đốc quyết liệt việc ký hợp đồng thế chấp tài sản đối với các dự án vay được Chính phủ bảo lãnh; thúc đẩy các doanh nghiệp nghiên cứu, thực hiện trả nợ trước hạn để giảm dư nợ bảo lãnh; hoàn thành việc trình Thủ tướng Chính phủ phương án tái cơ cấu các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh gặp khó khăn trả nợ.

Tính đến 30/6/2018, phát hành trái phiếu chính phủ ước được khoảng 85.181 tỷ đồng, đạt 30,9% kế hoạch; tập trung vào các kỳ hạn dài từ 10 năm trở lên, đồng thời không phát hành trái phiếu chính phủ có kỳ hạn 3 năm.

Kết quả đến 30/6/2018, so với đầu năm, dư nợ bảo lãnh vay vốn nước ngoài có xu hướng giảm; không thực hiện cấp mới bảo lãnh chính phủ cho các dự án vay vốn trong nước, chỉ thực hiện cấp bảo lãnh vay nước ngoài cho 2 dự án. Dư nợ bảo lãnh 2 ngân hàng chính sách được giữ trong giới hạn theo đúng Nghị quyết của Quốc hội. Đối với các dự án sử dụng vốn vay nước ngoài gặp khó khăn, cơ bản đã tự trả được nợ, không phải ứng từ Quỹ tích lũy trả nợ.

Cũng theo đại diện Bộ Tài chính, nợ chính quyền địa phương cũng được quản lý chặt chẽ. Nghị định số 52/2017/NĐ-CP về cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài đối với UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã được thi hành, với các quy định công khai, minh bạch về tỷ lệ, điều kiện vay lại đã giúp đẩy nhanh quá trình xác định cơ chế tài chính trong nước; cũng như giúp sàng lọc các dự án của địa phương không đảm bảo điều kiện được vay lại ngay từ giai đoạn đề xuất dự án. Trong quá trình thực hiện Nghị định 52, một số địa phương đã có nghiên cứu và khá chủ động trong việc đề xuất vay lại. Chất lượng nội dung đề xuất cơ chế tài chính tại các chương trình, dự án của địa phương được cải thiện rõ rệt.

Việc kiểm soát an toàn nợ địa phương được quán triệt thực hiện trong suốt quá trình tham gia ý kiến đối với đề xuất sử dụng vốn ODA/vay ưu đãi chính phủ của chính quyền địa phương (CQĐP), thẩm định khả năng trả nợ của CQĐP, giải ngân nguồn vốn vay nước ngoài cho các dự án đã được duyệt. Do đó, 6 tháng đầu năm 2018, chưa phát sinh tạm ứng từ nguồn vay tồn ngân kho bạc nhà nước (KBNN) cho ngân sách địa phương. Ngoài ra, các địa phương chưa thực hiện phát hành trái phiếu.

Công tác trả nợ nước ngoài 6 tháng đầu năm được thực hiện kịp thời, đầy đủ, đúng hạn. Việc trả nợ nước ngoài từ ngân sách nhà nước đảm bảo theo kế hoạch đã được phê duyệt. Tổng trị giá chi trả nợ trong 6 tháng đầu năm của Chính phủ là 102.594 tỷ đồng; gồm: trả nợ trong nước là 81.011 tỷ đồng, trả nợ nước ngoài là 21.583 tỷ đồng, bằng 40,5% kế hoạch trả nợ trong năm 2018. Bên cạnh đó, vay về cho vay lại đối với vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài cũng được quản lý chặt chẽ; đồng thời công tác thu hồi nợ cũng được tăng cường…

Hoàn thiện cơ sở pháp lý về quản lý nợ công

Để triển khai thi hành Luật Quản lý nợ công, thực hiện nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ phân công, Bộ Tài chính đã khẩn trương tổ chức công tác xây dựng, trình Chính phủ ban hành 6 nghị định, bao gồm: Nghị định số 91/2018/NĐ-CP về cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ; Nghị định số 92/2018/NĐ-CP về quản lý và sử dụng Quỹ tích lũy trả nợ; Nghị định số 93/2018/NĐ-CP về quản lý nợ chính quyền địa phương; Nghị định số 94/2018/NĐ-CP về nghiệp vụ quản lý nợ công; Nghị định số 95/2018/NĐ-CP về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ chính phủ; và Nghị định số 97/2018/NĐ-CP về cho vay lại vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài của chính phủ.

Theo đại diện Cục QLN&TCĐN, các nghị định do Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo, về cơ bản bám sát tiến độ được Thủ tướng Chính phủ giao. Thời gian trình ban hành đáp ứng yêu cầu, có hiệu lực cùng ngày hiệu lực của Luật Quản lý nợ công (1/7/2018).

Cùng với việc soạn thảo, trình ban hành các nghị định hướng dẫn luật, Bộ Tài chính cũng đã khẩn trương chỉ đạo các đơn vị rà soát, xác định các thông tư hướng dẫn thi hành luật, nghị định để chủ động soạn thảo, sớm trình ban hành nhằm hoàn thiện toàn bộ các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Quản lý nợ công.

Đức Minh

分享到: