31% số bệnh nhân sống thêm được trên 10 năm sau khi có chẩn đoán
Hơn nữa,ốbệnhnhânungthưbuồngtrứngsốngđượctrênnătrận đấu chelsea gặp wolves nghiên cứu - đăng trên tạp chí Journal of Obstetrics and Gynecology - còn xác định khả năng sống lâu hơn ở một số phụ nữ bị ung thư buồng trứng có các yếu tố gắn liền với tiên lượng xấu – như tuổi cao và chẩn đoàn bệnh ở giai đoạn muộn.
"Quan điểm cho rằng hầu hết bệnh nhân sẽ chết vì bệnh là không đúng", Rosemary Cress, tác giả chính của nghiên cứu cho biết.
Ung thư buồng trứng hay gặp nhất ở phụ nữ có tuổi với hơn một nửa được chẩn đoán ở độ tuổi 63 hoặc hơn.
Theo khảo sát của Viện Ung thư quốc gia Mỹ, tỷ lệ sống thêm 5 năm ở những phụ nữ đã có chẩn đoán ung thư buồng trứng là 45,6%. Tuy ít có nghiên cứu tìm hiểu về khả năng sống thêm lâu dài của bệnh nhân, song tỷ lệ sống thêm quá 5 năm sau khi có chẩn đoán bệnh được cho là kém.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích số liệu từ 11.541 phụ nữ có chẩn đoán ung thư biểu mô buồng trứng - thể bệnh hay gặp nhất - trong thời gian từ 1994 - 2001. Kết quả cho thấy trong số này, có 3.582 (31%) sống thêm được trên 10 năm. Trong số đó có 954 người được xem là có nguy cơ cao do tuổi cao ở thời điểm chẩn đoán, độ của khối u cao hoặc bệnh được chẩn đoán ở giai đoạn muộn.
Mặc dù nghiên cứu không thể chỉ ra chính xác tại sao nhiều phụ nữ bị ung thư buồng trứng lại sống thêm được lâu như vậy, song các nhà nghiên cứu cho rằng nguyên nhân có thể là do những đột biến gen BRCA1 và BRCA2 ở một số bệnh nhân: những người mang đột biến này thường đáp ứng với hóa trị liệu tốt hơn những người không mang.
Ngoài ra, những khác biệt về sinh học có thể tác động đến kết quả điều trị, và một số bệnh nhân được nhận biện pháp điều trị hiệu quả hơn, làm tăng khả năng sống thêm.
Tuy còn cần nghiên cứu thêm, song kết quả này sẽ giúp những phụ nữ bị ung thư buồng trứng hiểu rằng căn bệnh không nhất thiết sẽ là “án tử hình” và sẽ lạc quan hơn - một điều có lợi cho khả năng sống của người bệnh.
Cẩm Tú(Theo Dantri)