Theửphạtdoanhnghiệpvàngtrangsứcviphạmvềghinhãnhànghókết quả bóng đá myanmaro thông tin từ Sở KH&CN tỉnh Vĩnh Long, trong đợt thanh tra chuyên ngành đợt 2 năm 2021 về tiêu chuẩn đo lường chất lượng và ghi nhãn sản phẩm hàng hóa, đoàn thanh tra của Sở đã phối hợp với Chi cục TCĐLCL, Trung tâm Ứng dụng KH&CN cùng các Phòng Kinh tế, Phòng Kinh tế và Hạ tầng các huyện thị thành tiến hành thanh tra tại 23 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vàng trang sức và kinh doanh xăng dầu trên địa bàn toàn tỉnh. Đoàn đã thực hiện các thủ tục lấy 5 mẫu xăng Ron95-III, 2 mẫu dầu DO0,05%S và 6 mẫu vàng trang sức để thử nghiệm chất lượng. Qua thanh tra, các doanh nghiệp đều chấp hành đúng quy định nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng trong sản xuất và kinh doanh. Tuy nhiên, đối với nội dung về ghi nhãn hàng hóa, có 2 doanh nghiệp kinh doanh vàng trang sức vi phạm, tổng số tiền phạt 17 triệu đồng. Đồng thời yêu cầu doanh nghiệp vi phạm khắc phục các lỗi vi phạm trên nhãn hàng hóa. Liên quan tới vấn đề thực hiện quy định pháp luật về ghi nhãn hàng hóa, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TCĐLCL (Bộ KH&CN) Nguyễn Hoàng Linh cho biết, thời gian gần đây, các hành vi gian lận, giả mạo xuất xứ, lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa của Việt Nam liên tục gia tăng với nhiều hình thức, thủ đoạn tinh vi khác nhau. Điều này làm ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp làm ăn chân chính, làm mất đi thương hiệu Việt Nam và gây thiệt hại lớn đối với nền kinh tế nước ta. Do đó, vào năm 2019, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết về việc tăng cường quản lý nhà nước về phòng chống gian lận xuất xứ, chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp, trong đó giao cho Bộ KH&CN nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa. Ảnh minh họa |