Theámrẻthamlợingườitiêudùngmuadầuănkémchấtlượkeo bong da chau auo thống kê của Tổng cục Thống kê, hiện nay cả nước có khoảng 35 doanh nghiệp kinh doanh dầu thực vật với khoảng 70 nhãn hàng khác nhau. Trong đó, Công ty TNHH Dầu thực vật Cái Lân chiếm thị phần lớn nhất với 35%. Công ty CP Dầu thực vật Tường An chiếm thị phần lớn thứ hai với 25%. Phần còn lại chia đều cho các doanh nghiệp còn lại.
Theo đánh giá của Hội Kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam, dầu ăn chiếm tới 29% cơ cấu thực phẩm tiêu dùng Việt Nam hàng năm và chỉ đứng sau mì ăn liền.Năm 2011, người dân tiêu thụ đạt khoảng 695.000 tấn. Năm 2012, sức tiêu thụ ước tính đạt khoảng 1 triệu tấn. Mặc dù số lượng dầu tiêu thụ ngày càng lớn nhưng theo ước tính, một người dân Việt Nam năm 2011 tiêu thụ khoảng 7,3kg - 8,3kg/người/năm. Trong khi mức bình quân của thế giới là 13,5kg/người/năm. Nước ta đang phấn đấu đến năm 2015, tiêu thụ dầu thực vật Việt Nam đạt khoảng 14,5kg/người/năm và tới 2020, mức tiêu thụ sẽ vào khoảng 18,6 - 19,9 kg/người/năm.
Nên sử dụng chai thủy tinh để chứa dầu ăn, tránh bị phai các hợp chất trong bình chứa. Ảnh: Minh họa |
Hiện tại, cơ cấu tiêu thụ dầu ăn ở nước ta có tới 65% là dầu cọ, gần 30% dầu nành. Chỉ có khoảng 25% dầu thực vật tiêu thụ trên thị trường là có thương hiệu; còn lại là dầu loại xá – thải loại và chế biến lại rồi được đóng chai bán cho các bếp ăn tập thể, vùng nông thôn, nhà hàng, quán ăn…