Toàn cảnh tọa đàm. Đây là nội dung được trao đổi tại tọa đàm "Áp lực của giáo viên: Nguyên ngân và giải pháp" do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức ngày 14/12. Phát biểu tại tọa đàm,àgiáokhôngthểvìáplựcmàđingượcchuẩnmựcđạođứkết quả u19 câu lạc bộ châu âu Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Phùng Xuân Nhạ cho rằng: "Trách nhiệm của chúng ta là làm cho thầy cô yên tâm, còn sai ở đâu sẽ sửa. Nếu không sửa, giáo viên sẽ bị loại ra khỏi ngành. Nhưng không phải vì một số trường hợp cá biệt ấy mà khái quát lên, những thầy cô làm tốt, chúng ta phải động viên, bảo vệ”. Làm rõ hơn những áp lực của nhà giáo, TS. Nguyễn Văn Hòa - Chủ tịch Hội đồng Trường THCS &THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm thẳng thắn cho rằng có phần xuất phát từ chính 70% giáo viên hiện nay được đào tạo theo cách cũ từ nhiều năm. “Lâu nay chúng ta luôn dạy học sinh ngoan, chấp hành kỷ luật, thầy cô giáo của chúng ta cũng là sản phẩm của lối dạy đó. Việc này khiến thầy cô không chấp nhận học sinh hư dẫn đến những bức xúc, từ đó tạo nên cách xử lí đáng tiếc”, TS. Nguyễn Văn Hòa nói. Cũng theo TS.Nguyễn Văn Hòa, áp lực của nhà giáo còn đến từ cách giảng dạy hiện còn thiên về cung cấp kiến thức, dẫn đến việc chạy theo thành tích, chỉ tiêu thi đua. Nhà trường cũng chưa tạo được môi trường giáo dục thân thiện, là nơi hỗ trợ cho các thầy cô. “Việc đào tạo, tập huấn cũng chưa đúng cách, còn nặng về quán triệt, áp đặt các quy định, kể cả bồi dưỡng nghiệp vụ. Lẽ ra tập huấn phải theo phương pháp trải nghiệm để giáo viên tự làm mới mình, thầy cô phải là người truyền cảm hứng cho chính học sinh”, TS. Nguyễn Văn Hòa nói. Ở một góc nhìn khác, PGS.TS. Nguyễn Đức Sơn - Trưởng khoa Tâm lý giáo dục, ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng, không chỉ nghề giáo mà thực tế nghề nào cũng có áp lực riêng, song nghề giáo với sự kỳ vọng của xã hội lớn hơn nên áp lực cũng sẽ tăng lên. Trước những thực tế như vậy, để giảm bớt áp lực cho nhà giáo, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, trước mắt Bộ sẽ tập trung vào chính sách tuyển sinh các trường sư phạm với mong muốn tuyển được những giáo viên phù hợp, yêu nghề. "Phù hợp không phải chỉ là ở điểm cao, dù điểm cao cũng là một điều kiện nhưng nghề giáo cần có những phẩm chất riêng. Phần dạy chữ có thể yên tâm nhưng dạy người, rèn luyện giáo viên phải được chú trọng hơn, để khi ra trường, họ sẽ trở thành giáo viên tự ứng xử được các vấn đề, chủ động giảm áp lực cho chính mình", Bộ trưởng nhấn mạnh. Người đứng đầu ngành Giáo dục cũng thông tin, sắp tới bộ này sẽ triển khai nhiều hoạt động bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại cũng như thực hiện các chuẩn giáo viên, chuẩn hiệu trưởng, đặc biệt là thực hiện dân chủ trong nhà trường. Cùng với đó, nhiều quy định sẽ cần rà soát lại, nếu không phù hợp, gây áp lực cho giáo viên sẽ cắt bỏ./. Mai Đan |