Quy luật đào thải
Về sản xuất thực phẩm chức năng (TPCN), trước đây Bộ Y tế chưa có quy định riêng về tiêu chuẩn sản xuất đối với các cơ sở sản xuất sản phẩm TPCN mà vẫn quy định điều kiện sản xuất chung với tất cả các cơ sở sản xuất thực phẩm nói chung.Yêu cầu GMP đối với sản xuất TPCN, thực phẩm bảo vệ sức khỏe tương đương với tiêu chuẩn GMP của cơ sở sản xuất thuốc từ cơ sở vật chất, nhà xưởng, hệ thống thông khí đến hệ thống bảo vệ phải cách biệt với môi trường ô nhiễm…
Bên cạnh đó, khi áp dụng tiêu chuẩn sản xuất TPCN theo chuẩn GMP, chủ DN hoặc cán bộ phụ trách sản xuất của cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe đạt GMP tối thiểu phải có bằng đại học trong lĩnh vực chuyên ngành mà cơ sở sản xuất.
Thực tế đó đã tạo nên tình trạng bất bình đẳng trong sản xuất kinh doanh và nhất là ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng. Bởi trong khi những DN muốn đạt GMP phải đầu tư rất lớn thì nhiều DN khác chỉ cần thuê một căn hộ, một nhà xưởng trang bị một vài thiết bị đóng gói đã sản xuất TPCN và đưa sản phẩm ra thị trường.
Để quản lý tốt hơn loại hàng hóa đặc biệt này, ngày 2/2/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 15/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành Luật An toàn thực phẩm thay thế cho Nghị định 38 trước đây. Theo Nghị định 15, từ ngày 1/7/2019, tất cả các cơ sở sản xuất sản phẩm TPCN phải đạt tiêu chuẩn GMP.
Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết, thực tế qua kiểm tra, còn rất nhiều DN chưa đạt tiêu chuẩn này. Theo thống kê chưa đầy đủ, Việt Nam có khoảng 4.000 cơ sở sản xuất TPCN, thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Nếu áp dụng đúng theo các tiêu chuẩn GMP thì số lượng cơ sở đủ điều kiện chỉ vào khoảng trên dưới 300 cơ sở.
Đón đầu nhưng không đi tắt
Thực hiện nghị định 15, một số chuyên gia dự báo sẽ gây xáo trộn, ảnh hưởng đến thị trường sản xuất trong nước, song hầu hết các ý kiến khác đều đồng tình cho rằng điều này là hợp lý, giúp thanh lọc thị trường TPCN đang quá “lộn xộn” như hiện nay.
Ông Nguyễn Xuân Hoàng, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Tư vấn y dược quốc tế (IMC), việc áp dụng GMP-TPCN giúp DN nâng cao được chất lượng sản phẩm, đảm bảo chất lượng ổn định đồng đều giữa các lô sản xuất, đem lại lợi ích cao nhất cho người tiêu dùng.
Cũng theo ông Hoàng, việc áp dụng chuẩn GMP là lối đi duy nhất để ngành công nghiệp này tiến xa hơn, gia nhập vào thị trường chung của quốc tế. Sở dĩ như vậy là do hiện TPCN ở các nước phát triển đang tràn vào Việt Nam với tốc độ khó kiểm soát, với đầy đủ chủng loại và dạng bào chế. Do vậy, các đơn vị trong nước phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của TPCN nhập khẩu.
"Nếu không áp dụng tiêu chuẩn GMP-TPCN, các DN Việt Nam đối diện với nguy cơ bị thua ngay trên sân nhà bởi những đơn vị sản xuất không đảm bảo/tuân thủ nguyên tắc GMP-TPCN có nguy cơ sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng không đồng đều ở các lô, hoặc có tiêu chuẩn chất lượng không cao, như vậy, sẽ không được người tiêu dùng lựa chọn", ông Hoàng nói.
Đồng tình với quan điểm nêu trên ông Nguyễn Gia Bảy, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Dược Gia Nguyễn cho rằng, sau khi được cấp chứng nhận GMP, công suất sản xuất của các cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP sẽ tăng lên rất nhiều, chất lượng được kiểm soát tốt. Còn những cơ sở không đạt tiêu chuẩn GMP sẽ không được sản xuất. Khi đó các DN này nếu muốn tồn tại buộc phải bằng mọi cách áp dụng GMP. Nếu không phải tự đào thải, đóng cửa, dừng hoạt động", ông Bảy nói.
Thời gian vừa qua, nhiều DN đã cố tình áp dụng phương thức “đi tắt” mà không "đón đầu" nhằm giản lược hóa một số công đoạn quan trọng trong sản xuất TPCN để thu lợi nhuận cao như không dành kinh phí đầu tư nghiên cứu khoa học, sản xuất không theo quy trình, song với quy định tại Nghị định 15 điều này sẽ cơ bản được khắc phục.
Ông Nguyễn Xuân Hoàng thông tin, khi sản xuất TPCN theo chuẩn GMP, tất cả các bộ phận, phòng ban, phân xưởng đều phải đề cao ý thức/bắt buộc tuân thủ những quy trình trong sản xuất để đảm bảo chất lượng. Tất cả người lao động phải tuân thủ chặt chẽ quy trình về các bước trong sản xuất, đặc biệt là nguyên tắc GMP-TPCN. “Không được vì lý do này kia mà bỏ qua một số công đoạn, hoặc không kiểm soát chặt chẽ các khâu sản xuất bởi chất lượng sản phẩm là yếu tố được đặt lên hàng đầu”, ông Hoàng nói.
Tuy nhiên, theo ông Hoàng, hiện khó khăn mà hầu hết DN áp dụng GMP-TPCN hiện nay đang gặp phải đó chính là khâu kiểm tra dược liệu đầu vào. Với tân dược, nguyên liệu đầu vào đã được chuẩn hóa, còn với dược liệu để sản xuất TPCN, hiện chưa có những tiêu chuẩn rõ ràng để kiểm tra. “Do vậy, DN mong muốn các cơ quan chức năng sớm đưa ra được các tiêu chuẩn về nguyên liệu để các DN nghiên cứu, sản xuất TPCN thực hiện theo”, ông Hoàng nói.
Ở một khía cạnh khác, nêu khó khăn về việc áp dụng GMP trong sản xuất TPCN, ông Hà Hồng Phúc, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Âu Cơ chia sẻ, trong quá trình đạt được GMP, khó khăn nhất là đào tạo con người. Theo đó, khi áp dụng theo GMP, mỗi người đều phải hiểu GMP, làm GMP, coi GMP là chuẩn mực cho mọi hành động. Tuy nhiên, để làm được điều này không dễ, cần rất nhiều thời gian bởi một thời gian dài người lao động đã làm việc theo thói quen cũ.
顶: 66965踩: 31842
【ket qua.net 2】Đưa doanh nghiệp thực phẩm chức năng vào “quỹ đạo”
人参与 | 时间:2025-01-10 23:44:25
相关文章
- Toàn cảnh vụ tai nạn giao thông làm 3 thành viên CLB HAGL tử vong
- Tuyên ngôn phục vụ khách hàng sắp có bản tiếng Anh
- Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất: Đạt thành tích nổi trội về bảo vệ động vật hoang dã
- CHLB Đức tiếp tục hỗ trợ bảo tồn, trùng tu Điện Phụng Tiên
- Ðoàn kết đấu tranh phòng, chống tham nhũng
- Video bàn thắng Bình Định 0
- Chứng khoán 19/8: Nhờ VHM, BID, VN
- Chứng khoán Phú Hưng chính thức chào sàn UPCoM
- Bắt giam tài xế xe tải gây tai nạn khiến nữ du khách tử vong
- Doanh nghiệp FDI phải kê khai, nộp thuế khi NK hàng hóa
评论专区