【soi cau net】Cơ hội nào cho doanh nghiệp tham gia chương trình sữa học đường?
作者:Thể thao 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 00:43:35 评论数:
Nên đa dạng loại sữa?
Ngày 31/10, Hiệp hội Sữa Việt Nam tổ chức Hội thảo “Chuyên đề truyền thông sữa và sản phẩm sữa với dinh dưỡng học đường” với sự tham gia của nhiều cơ quan liên quan.
Tại Hội thảo, ông Trần Quang Trung, Chủ tịch Hiệp hội sữa Việt Nam, việc thực hiện chương trình sữa học đường là yêu cầu bức thiết, song thực hiện ra sao, theo quy định, quy chuẩn, DN và loại sữa nào tham gia chương trình là vấn đề cần bàn.
Theo Chủ tịch Hiệp hội sữa Việt Nam, việc ban hành quy chuẩn với sản phẩm sữa tươi sẽ dẫn tới việc hạn chế sự lựa chọn các loại sữa khác trong khi các sản phẩm sữa khác vẫn có thể đáp ứng mục tiêu dinh dưỡng của Chương trình Sữa học đường.
"Quy định “cứng” như trên sẽ tạo ra rào cản tham gia thị trường của nhiều DN cụ thể: chỉ có các DN sản xuất, cung cấp sản phẩm sữa tươi mới có thể tham gia chương trình, còn các DN sản xuất, cung cấp các sản phẩm sữa khác không được tham gia chương trình", ông Trung nói.
Lý giải về điều này, theo ông Trung, thời gian vừa qua, một số DN cũng đã tham gia vào chương trình sữa học đường, giúp nhiều trẻ em Việt có cơ hội tiếp cận nguồn sữa có giá trị dinh dưỡng chẳng hạn như Vinamilk, Dutch Lady, Nestle, TH Milk, Nutifood, Vinasoy, Hanoi milk, Mộc Châu, Elovi...
Về phía DN, đại diện Công ty Vinasoy cho rằng, trong các chương trình dinh dưỡng học đường tại Việt Nam, nhà tài trợ của Mỹ thường quyết định chọn sản phẩm sữa đậu nành, bổ sung canxi thay sữa bò bởi sữa đậu nành rất dễ uống, phù hợp hơn với trẻ bị dị ứng đường Lactose, đặc biệt trẻ em miền núi, đối tượng trẻ ít hoặc chưa bao giờ sử dụng sữa bò, nhóm người này có thể biểu hiện rối loạn tiêu hoá khi sử dụng.
Bên canh đó, theo đại diện DN Vinasoy, sữa đậu nành có giá thành thấp hơn so với sữa bò, tạo điều kiện mở rộng phạm vi dự án, tăng số lượng trẻ thụ hưởng. “Điều này sẽ giúp ích hơn cho việc sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách của quốc gia và tài trợ từ bên ngoài”, vị này nêu.
Ở khía cạnh dinh dưỡng, bà Lê Thị Bạch Mai, Viện Dinh dưỡng quốc gia cho rằng hiện mức tiêu thụ sữa và các chế phẩm sữa đã tăng lên đáng kể nhưng lượng tiêu thụ vẫn còn rất hạn chế do vậy cần đa dạng hơn về chủng loại.
‘Sữa là thực phẩm giàu dinh dưỡng song không phải là thực phẩm dinh dưỡng duy nhất tăng chiều cao như một số người lầm tưởng. Các phụ huynh, nhà trường cần đảm bảo bữa ăn của trẻ đa dạng, cân đối, đủ vi chất dinh dưỡng”, bà Mai khuyến cáo.
Liên quan đến vấn đề này, ngày 17/9/2018 vừa qua, Bộ Y tế đã có văn bản số 5454- BYT/ATTP đề xuất với Chính phủ ngoài sản phẩm sữa tươi, các sản phẩm sữa dạng lỏng cũng được tham gia Chương trình Sữa học đường.
Chỉ nên là sữa tươi?
Nêu lên bức tranh về chương trình sữa học đường, ông Tống Xuân Chinh, Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho rằng, nếu làm một phép tính đơn giản sẽ thấy, với hơn 11 triệu học sinh được thụ hưởng chương trình sữa học đường, với định mức 220 ml sữa chọc đường, uống 260 ngày/năm, số lượng sữa cần sẽ là hơn 500.000 tấn.
Về nguồn cung sữa học đường, theo ông Chinh, theo số liệu của các cơ quan liên quan, năm 2015, tổng sản lượng sữa tươi nguyên liệu là hơn 700.000 tấn, như vậy nếu xét theo nhu cầu và lượng cung, hiện nguồn nguyên liệu sữa có khả năng đáp ứng chương trình sữa học đường.
Áp dụng giá sữa tươi tiệt trùng không đường của các DN trên thị trường hiện nay ở mức 37,5 triệu đồng/tấn đã đóng gói, thì tổng kinh phí cho mua sữa học đường là hơn 22.000 tỷ tương đương với 985,8 triệu USD, tương đương kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa hàng năm của Việt Nam.
Kiến nghị về quy chuẩn cho sữa tham gia chương trình sữa học đường, ông Chinh cho rằng, sữa học đường sử dụng nguyên liệu là 100% sữa bò tươi nguyên liệu không pha sữa bột, có đường (phải dưới 1% về khối lượng).
Bên cạnh đó, sữa học đường có thể là sữa thanh trùng hay tiệt trùng để từng điều kiện của từng trường, từng địa phương lựa chọn cho phù hợp. “Đồng thời có thể lựa chộn 180 ngày/học sinh; 200 ngày/họ sinh; hoặc 260 ngày/học sinh/năm tuỳ kinh phí địa phương. Cuối cùng, cần xây dựng tiêu chuẩn sữa uống và nhãn sữa thống nhất trên toàn quốc áp dụng riêng cho chương trình sữa học đường”, ông Chinh nói.
Ở một góc nhìn khác Chủ tịch Hiệp hội sữa Việt Nam cho rằng, thông lệ quốc tế không có sự phân biệt loại sữa cho học đường mà chỉ quan tâm đến thành phần dinh dưỡng, lợi ích của loại sữa đó; cũng như chưa có quốc gia nào trên thế giới có quy định riêng cho sữa học đường. Các nước chỉ xây dựng chỉ tiêu dinh dưỡng khuyến nghị cho từng độ tuổi, các nhà sản xuất căn cứ vào hệ thống chỉ tiêu này để xác định sản phẩm nào, tiêu chuẩn nào là phù hợp cho các đối tượng, cụ thể ở đây là đối tượng trong độ tuổi mầm non và tiểu học. Theo đó, sản phẩm nào đạt chỉ tiêu và phù hợp cho các đối tượng này sẽ được khuyến khích sử dụng trong trường học.
“Hiệp hội Sữa kiến nghị chỉ nên xây dựng một tiêu chuẩn chung về mặt dinh dưỡng dành cho lứa tuổi thụ hưởng, không phân biệt loại sữa để đảm bảo một sân chơi công bằng và lành mạnh cho các DN trên thị trường”, Chủ tịch Hiệp hội sữa Việt Nam nói.
Đại diện của Vinasoy kiến nghị, thực hiện chương trình sữa học đường, cơ quan chức năng nên cụ thể hơn thành phẩn bữa ăn dinh dưỡng tại chỗ cấp phát hàng ngày cho trẻ em đến trường gồm những gì? Chẳng hạn như sữa, sản phẩm dinh dưỡng từ sữa, quy định dung tích và trọng lượng khẩu phần phù hợp với đối tượng thụ hưởng.
“Ngoài việc bổ sung sữa, để đảm bảo sự phát triển thể chất lâu dài, nhà trường và gia đình nên kết hợp giáo dục kiến thức vệ sinh và dinh dưỡng học đường, tác động sâu vào ý thức của học sinh và cha mẹ học sinh để duy trì thói quen tốt trong việc bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ”, đại diện Vinasoy nói.