当前位置:首页 > World Cup

【ket qua bd tbn】Gói hỗ trợ 350.000 tỷ đồng: Đảm bảo đúng, trúng, hiệu quả

Doanh nghiệp mong gói kích thích kinh tế 350.000 tỷ đồng sớm đi vào thực tế
Gói chính sách hỗ trợ tài chính mới dự kiến làm giảm thu ngân sách khoảng 51.400 tỷ đồng
Trình Quốc hội gói chính sách hỗ trợ phục hồi kinh tế 347 nghìn tỷ đồng

Hỗ trợ có trọng tâm,óihỗtrợtỷđồngĐảmbảođúngtrúnghiệuquảket qua bd tbn trọng điểm không dàn trải

Đánh giá về tăng trưởng kinh tế- xã hội trong năm 2022, phát biểu tại Diễn đàn kịch bản kinh tế thường niên Việt Nam 2022, ông Nguyễn Hồng Sơn, Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương cho rằng, năm 2022, Việt Nam không chỉ phải vượt qua những khó khăn, thách thức mang tính ngắn hạn mà còn phải tạo dựng được nền tảng cho phát triển của nền kinh tế - xã hội trong trung và dài hạn, đạt được các mục tiêu đặt ra trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm, 2021-2030 và trước hết là trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, 2021-2025.

Đứng trước yêu cầu đó, kỳ họp bất thường của Quốc hội khóa XV mới đây đã thông qua Nghị quyết hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội với gói chính sách tài khóa, tiền tệ lớn nhất từ trước tới nay, gần 350 nghìn tỷ đồng. Nghị quyết đã nêu rõ mục tiêu là phục hồi phát triển nhanh hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy các động lực tăng trưởng, ưu tiên một số ngành, lĩnh vực quan trọng, phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng bình quân 6,5-7%/năm trong giai đoạn 2021-2025.

Trong giai đoạn đặc biệt khó khăn này, để đáp ứng yêu cầu và nhu cầu phục hồi kinh tế - xã hội sau những tác động nghiêm trọng kéo dài của đại dịch Covid-19, chương trình phục hồi kinh tế - xã hội, đặc biệt về gói kích thích kinh tế gần 350 nghìn tỷ đồng được đánh giá sẽ là "lực đẩy" quan trọng giúp doanh nghiệp chuẩn bị kế hoạch đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, hướng tới các mục tiêu tăng trưởng cao hơn trong năm 2022.

Phân tích kĩ hơn về gói hỗ trợ trên, ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết, Quốc hội đã thông qua các chính sách tài khoá và tiền tệ, trên cơ sở chính sách này thì Chính phủ cần cụ thể hoá chính sách tiền tệ, ban hành chương trình phục hồi phát triển kinh tế chi tiết.

“Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội gần 350.000 tỷ đồng sẽ hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm chứ không dàn trải. Sẽ có nhiều người hỏi, tại sao lại không hỗ trợ doanh nghiệp lớn, mà chúng ta phải hiểu gói này chỉ tập trung vào những doanh nghiệp bị tác động lớn, khó khăn do Covid-19", ông Hiếu cho biết rõ hơn.

Cũng theo ông Phan Đức Hiếu, quan trọng nhất là chương trình có thời hạn, bổ sung chứ không thay thế chương trình, Nghị quyết nào khác. Thời gian thực hiện trong vòng 2 năm với mục tiêu tăng trưởng trung bình 6,5-7,0% giai đoạn 2021 - 2025. Nội dung cơ bản của chương trình gồm 5 nhóm trọng tâm: đầu tư nâng cao năng lực y tế phòng chống dịch bệnh khoảng 60.000 tỷ đồng; đảm bảo an sinh xã hội hỗ trợ việc làm 48.500 tỷ đồng; hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp 110.000 tỷ đồng; phát triển kết cấu hạ tầng 113.550 tỷ đồng; giải pháp khác 10.000 tỷ đồng.

Chế biến thủy sản xuất khẩu tại Công ty Nam Việt. 	Ảnh: DN cung cấp
Năm 2022, Việt Nam không chỉ phải vượt qua những khó khăn, thách thức mang tính ngắn hạn mà còn phải tạo dựng được nền tảng cho phát triển của nền kinh tế - xã hội trong trung và dài hạn. Ảnh: Thu Dịu.

Để bứt tốc

Còn theo ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính Doanh nghiệp (Bộ Tài chính) với gói phục hồi kinh tế, đây là hỗ trợ của chính phủ để chúng ta bứt tốc.

"Chiến lược phát triển của chúng ta có sự khủng hoảng và đây là gói hỗ trợ thêm để chúng ta không chậm lại mà bứt tốc lên. Về quản lý nhà nước, chúng tôi cho rằng đây là một cuộc thử lửa, buộc phải xem trách nhiệm phục vụ của Nhà nước với doanh nghiệp và xã hội như thế nào. Chúng ta không còn dư địa thời gian, đầu tiên là đưa ra gói và sau đó là triển khai thế nào đồng thời phải có sự giám sát, kiểm tra. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao năng lực quản lý. Đáng chú ý, trong gói chính sách này, không chỉ có các chính sách phục vụ phục hồi mà có cả chính sách khác như tận dụng quỹ phòng vệ để tạo ra làn sóng khởi nghiệp, hệ sinh thái ở các tập đoàn lớn. Hiện chúng ta chưa khai thác được các quỹ phòng vệ trị giá hàng nghìn tỷ đồng, do đó rất lãng phí. Chúng tôi đang tập trung để tham mưu cho Chính phủ ngay trong quý 1", ông Đặng Quyết Tiến nhấn mạnh.

Cho biết rõ hơn về tiến độ, Cục trưởng Cục Tài chính Doanh nghiệp cho biết, với Bộ Tài chính, trước hết về thể chế, Bộ Tài chính đang phối hợp với các cơ quan để khởi thảo việc cụ thể hóa nghị quyết, cố gắng hoàn tất trong tháng 1. Về thí điểm, lần này chúng tôi sẽ có một thông điệp để doanh nghiệp biết để thụ hưởng nếu đúng đố tượng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền để doanh nghiệp tiếp cận.

Ngoài ra, một trong những vấn đề quan trọng trong triển khai gói hỗ trợ này là cải cách thủ tục hành chính. Nếu không chính sách đưa ra sẽ không thể đạt yêu cầu, cùng với đó là giám sát kiểm tra. Và quan trọng nhất là phải đảm bảo “trúng, đúng và hiệu quả” như Quốc hội nêu. Hi vọng trong giai đoạn 2022-2023, cùng với đột phá và bứt tốc của gói hỗ trợ, các doanh nghiệp không được thụ hưởng vẫn sẽ cơ cấu lại để có những giải pháp phù hợp để họ có thể cất cánh ngay khi nền kinh tế phục hồi.

分享到: