Radar thuộc hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis ậtBảnsẽtriểnkhaihệthốngphogravengthủtecircnlửltd bd hnayAshore. (Nguồn: Getty) Chính phủ Nhật Bản dự kiến triển khai 2 hệ thống Aegis Ashore nhằm bảo vệ toàn bộ lãnh thổ Nhật Bản. Dự kiến, 2 hệ thống này sẽ được đưa vào hoạt động trước tài khoá 2023. Theo các quan chức Bộ Quốc phòng, chi phí mua một hệ thống này ít nhất là 100 tỷ yen (888 triệu USD).
Trong một tài liệu được nội các phê chuẩn cùng ngày, Chính phủ Nhật Bản đã lưu ý rằng sự phát triển hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên gây ra một "cấp độ đe dọa mới" đối với an ninh của Nhật Bản, Tokyo khẳng định: "Chúng ta cần cải thiện cơ bản các năng lực phòng thủ tên lửa đạn đạo, nhằm bảo vệ đất nước vào mọi thời điểm và theo hướng bền vững."
Nhằm xúc tiến việc triển khai Aegis Ashore, Bộ Quốc phòng Nhật Bản dự kiến dành các khoản chi tiêu trong ngân sách bổ sung của tài khóa hiện tại kết thúc vào tháng 3-2018 để phục vụ cho hoạt động thu thập thông tin. Nhật Bản cũng đang tìm kiếm một khoản trị giá 730 triệu yen (6,5 triệu USD) nhằm trả phí thiết kế và phí nghiên cứu trong tài khóa tới.
Aegis Ashore là phiên bản trên mặt đất của hệ thống tác chiến Aegis được phát triển cho các tàu chiến. Đây là một hệ thống gồm các radar, máy tính và tên lửa. Các quan chức cho biết, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng đã nghiên cứu Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD), một hệ thống chống tên lửa khác của Mỹ, nhưng Tokyo đã chọn Aegis Ashore do tính hiệu quả về chi phí và các yếu tố khác. |