Theo công bố của Bộ Tài Nguyên và Môi trường, trong bốn năm từ 2019 đến 2023, lượng rác xử lý bằng phương pháp chôn lấp trên cả nước giảm 6%, đây là tín hiệu tích cực.
Lãnh đạo Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, lượng chất thải rắn phát sinh ở Việt Nam hiện khoảng 67.000 tấn/ngày. Trong đó, khu vực đô thị chiếm 60%, chỉ riêng 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM mỗi ngày có từ 7.000 - 9.000 tấn chất thải sinh hoạt.
Tỷ lệ thu gom hiện nay ở khu vực đô thị đạt 95%, nông thôn 71%.
Cả nước có hơn 1.700 cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt, gồm 470 lò đốt, hơn 1.200 bãi chôn lấp. Ba nhà máy đốt rác phát điện lớn đang hoạt động gồm nhà máy điện rác Sóc Sơn công suất 4.000 tấn mỗi ngày, nhà máy tại Cần Thơ công suất 400 tấn và tại Bắc Ninh 180 tấn.
Theo lãnh đạo Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường, năm 2023 lượng rác thải xử lý bằng phương pháp đốt tăng 7%. Việc xử lý bằng phương pháp đốt phát điện, khí hóa những năm tới dự kiến sẽ tăng hơn nữa, vì 15 nhà máy đốt rác đang được xây dựng.
"Tăng lượng rác đốt sẽ giảm áp lực ô nhiễm môi trường đất, nước cho các địa phương", đại diện Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường nói và cho biết tuy lượng rác chôn lấp giảm, nhưng vẫn ở mức cao, vẫn tồn đọng một số bất cập cần xử lý.
Hàng chục doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước đang tham gia thu gom, xử lý rác thải, song năng lực của các doanh nghiệp lại không đồng đều và còn nhiều hạn chế, yếu kém.
Phương tiện thu gom của các doanh nghiệp chưa phù hợp, thiếu các trạm trung chuyển để tái chế, phân loại và xử lý rác thải. Một số địa phương lúng túng trong lựa chọn công nghệ xử lý rác thải, sử dụng công nghệ lạc hậu, chưa đáp ứng yêu cầu.
Việc triển khai các dự án xử lý chất thải với công nghệ hiện đại còn chậm. Quy hoạch nơi đặt vị trí các nhà máy xử lý rác gặp phải sự phản đối của người dân địa phương.
Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường chia sẻ đang huy động mọi nguồn lực để xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo hướng giảm hỗ trợ từ ngân sách, áp giá dịch vụ, từng bước điều chỉnh giá để bù đắp kinh phí thu gom, xử lý.
Trong năm 2024, toàn ngành tài nguyên và môi trường đặt mục tiêu cải thiện các chỉ số thành phần môi trường, trên 92% khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Đồng thời Bộ cũng xác định 95% chất thải rắn sinh hoạt đô thị sẽ được thu gom, xử lý bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn và 40% rác thải sinh hoạt được xử lý theo mô hình đốt rác, phát điện, tái chế thay cho chôn lấp.
- Giá cao su, đường biến động ra sao giai đoạn đầu năm 2025?
- Nga sẵn sàng thỏa thuận với NATO để ngăn sự cố trên không
- Vụ tấn công ở Indonesia: Cảnh sát đã tiêu diệt 4 tay súng
- IS đánh bom liều chết ở Iraq khiến ít nhất 15 người thiệt mạng
- Ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang tổng kết công tác năm 2024
- Pháp không kích các phần tử thánh chiến người Pháp ở Syria
- Động đất mạnh 6,3 độ Richter làm rung chuyển thủ đô của Chile
- Liban tuyên bố quốc tang các nạn nhân vụ đánh bom kép
- Choáng ngợp với đại bản doanh hình đĩa bay mới của Apple
- 7 người chết, hàng trăm người bị thương vì động đất tại Đài Loan
- Infographics: Năm 2024, bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 6.391 nghìn tỷ đồng
- Người Nga quan ngại Syria sẽ trở thành một Afghanistan mới
- Triều Tiên đe dọa cho New York thành tro bụi trong nháy mắt
- Máy bay Không quân Malaysia hạ cánh khẩn cấp do trục trặc kỹ thuật
- Nguyên nhân tai nạn đặc biệt nghiêm trọng khiến 6 người thương vong ở Hà Giang
- Ủy ban Hạ viện Mỹ thông qua dự luật về thỏa thuận hạt nhân Iran
- Ông Putin gửi "thông điệp đặc biệt" tới nhà lãnh đạo Iran
- Lở tuyết tại Áo chôn vùi 18 người, nổ nhà máy ở Tây Ban Nha
- 37 triệu người dùng sẽ không thể truy cập Internet từ 1/1/2016
- Nhiều trường hợp tử vong vì một loại virus bí ẩn tại Ai Cập
随便看看
- Copyright © 2025 Powered by 【freiburg – union berlin】Tỷ lệ chôn lấp rác thải giảm,88Point sitemap