【bảng xếp hạng ngoại hạng 2 anh】Đồ gỗ dè dặt sang Nga

时间:2025-01-11 21:42:04来源:88Point 作者:Cúp C1

do go de dat sang nga

DN chưa có nghiên cứu kỹ lưỡng về nhu cầu,Đồgỗdèdặbảng xếp hạng ngoại hạng 2 anh thị hiếu tiêu dùng của người Nga. Ảnh: ST

Thị trường “đóng”

Đồ gỗ là 1 trong 3 mặt hàng (gồm dệt may, thủy sản, đồ gỗ) được Nhà nước khuyến khích XK sang Nga trong thời gian gần đây. Bởi lẽ trên thực tế, NK sản phẩm gỗ của Nga hàng năm rất lớn, khoảng 2-3 tỷ USD, và con số này có thể lên tới 10 tỷ USD trong 5 năm tới theo ước tính của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam. Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam và Liên minh thuế quan chuẩn bị ký kết FTA thì cánh cửa cho hàng hóa Việt Nam sang Nga càng có thêm nhiều thuận lợi. Khi đó, thị trường Nga được đánh giá là thị trường XK lớn thứ 3 sau Mỹ, EU dù trong thời điểm hiện tại đang ở “hạng bét”.

Thuận lợi là thế nhưng cho đến thời điểm hiện tại, quan hệ thương mại lâm sản Việt Nam - Nga và đầu tư của Nga vào Việt Nam còn khá khiêm tốn, mới chỉ đạt 40-50 triệu USD/năm, không “thấm” vào đâu so với hơn 6 tỷ USD Việt Nam XK gỗ trong năm 2014. Nguyên nhân vì sao DN chưa tiếp cận được thị trường Nga được ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam (Vifores) lý giải rất cặn kẽ.

Cụ thể, từ sau khi Liên Xô tan rã, DN Nga không đầu tư sang Việt Nam nên Nga trở thành thị trường “đóng” đối với Việt Nam. Về chính sách của Nga, hiện nay có nhiều điểm DN Việt Nam chưa tiếp cận được như: Luật đầu tư nước ngoài của Nga đối với gỗ như thế nào; chính sách thuế, hải quan như thế nào; đồng tiền chuyển đổi của Nga như thế nào... Khoảng cách vận chuyển cũng là vấn đề nan giải của DN khi tiếp cận thị trường Nga. Nếu so sánh với các thị trường như Đức, Anh, Pháp thì XK sang Nga khó khăn hơn nhiều bởi DN muốn XK sang Nga phải đi… đường vòng. Phân tích sâu về khó khăn này, ông Quyền cho biết, vùng nguyên liệu của Nga ở khu vực Viễn Đông chứ không nằm trong các thành phố lớn. Do vậy, đồ gỗ khi XK sang Nga phải đi qua khu vực Viễn Đông rồi sau đó mới chuyển về thành phố khiến chi phí vận chuyển đội lên dẫn tới giá thành sản phẩm cao. “Chúng tôi đã có chuyến khảo sát khu vực Viễn Đông trong năm 2014. Diện tích vùng Viễn Đông mênh mông nhưng dân cư thưa thớt, đặc biệt điều kiện thời tiết cực kỳ khắc nghiệt, không biết người Việt Nam sang đó có chịu được không?”, ông Quyền lo ngại.

Một nguyên nhân khác được vị đại diện của Vifores chỉ ra là DN chưa có nghiên cứu kỹ lưỡng về nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng của người Nga nên chưa thể XK sang đây. Trong khi mặt hàng thủy sản, dệt may đã XK sang Nga tương đối lớn thì mặt hàng đồ gỗ vẫn đang trong quá trình “dò hỏi”. Bổ sung thêm những khó khăn, một vị đại diện của Hiệp hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM nhìn nhận, hệ thống tính thuế của Nga tính theo trọng lượng. Sản phẩm đồ gỗ cồng kềnh, nặng, nếu tính thuế theo trọng lượng thì chắc chắn DN không chịu được.

Cần “cầu nối”

Dù chưa XK sản phẩm gỗ sang Nga nhưng dựa trên những phân tích trên có thể thấy, các DN đã có lường trước. Mặt khác, theo đánh giá của các chuyên gia, DN ngành gỗ nói riêng, DN Việt Nam nói chung hiện nay vẫn đang có tư duy lệ thuộc vào một số thị trường. Khi thị trường XK chủ lực không còn tiềm năng, chắc chắn DN sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề. Việc tiến tới xúc tiến mở rộng XK sang thị trường Nga cũng là bước đi phù hợp cho DN ngành gỗ.

Từ tháng 7-2014, Vifores đã xây dựng kế hoạch xúc tiến thương mại cho ngành gỗ, trong đó có thị trường Nga. Tuy nhiên, cho đến nay, Bộ Công Thương chưa phê duyệt. Trong những dự án Bộ Công Thương phê duyệt trong quý I-2015 cũng chưa có tên ngành gỗ. “Trước mắt, khi nguồn kinh phí dành cho xúc tiến thương mại còn hạn hẹp, chưa có sự đồng ý của Bộ Công Thương về chương trình xúc tiến thương mại cho ngành gỗ, chúng tôi sẽ tổ chức đoàn khảo sát khu vực Viễn Đông để tiến tới XK đồ gỗ sang Nga. Đây là bước chuẩn bị đề phòng trường hợp rủi ro những thị trường chủ lực có vấn đề thì còn có đường đi khác”, ông Quyền cho hay. Ngoài ra, Nga chưa ngặt nghèo về chứng chỉ rừng, gỗ hợp pháp nên việc XK sang Nga có thể thuận lợi hơn.

Tuy nhiên, theo ông Quyền, muốn XK sang Nga thì dứt khoát nhà máy chế biến gỗ phải đặt ở vùng Viễn Đông sau đó mới chuyển hàng hóa từ cảng Vlapostok về các thành phố như Moscow, Leningrad. Từ khó khăn khách quan của vùng Viễn Đông, Vifores kiến nghị: “Chính phủ hai nước cần có thỏa thuận với nhau nhằm giảm bớt khó khăn về nguyên liệu, lao động, thủ tục hải quan và thuế cho các DN XK đồ gỗ Việt Nam”. Trên thực tế, với lợi thế Nga có trữ lượng gỗ lớn, Nhà nước có cơ chế giúp DN Việt và Nga sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ, Việt Nam đưa người, thiết bị, công nghệ sang để sản xuất tại chỗ giúp giảm giá thành, số lượng tăng lên và khâu thanh toán thuận lợi. “Cùng với đó, Nhà nước cần hỗ trợ DN trong việc tổ chức những chương trình đi khảo sát thị trường; đưa một số sản phẩm sang để làm mẫu, giới thiệu; khảo sát nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng. Làm được những “bước đệm” này thì DN mới mong “có cửa” XK đồ gỗ sang Nga” - ông Quyền kiến nghị.

相关内容
推荐内容