Trải qua những năm tháng đấu tranh chống giặc ngoại xâm,ềngườnhận định bóng đá mới nhất người lính luôn là hình ảnh đẹp trong lòng Nhân dân. Những quyển sách viết về bộ đội Cụ Hồ càng tô điểm cho sắc áo xanh thêm thân thương, gần gũi.
Nhiều quyển sách hay về người lính Cụ Hồ ra mắt dịp kỷ niệm đặc biệt này.
Người lính viết về mình
Ra mắt dịp cả nước đang có nhiều hoạt động sôi nổi hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, quyển hồi ký “Dấu ấn cuộc đời” của trung tướng Lưu Phước Lượng giúp độc giả hiểu thêm về cuộc đời của ông cũng như đồng đội ông trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Những ghi chép sống động, chân thực, cảm xúc là trang viết cuộc đời, gởi lại thế hệ mai sau về một thời họ đã sống, chiến đấu và cống hiến trọn đời cho Tổ quốc. Ông còn ra mắt quyển “Luận bàn và suy ngẫm - Góc nhìn từ thực tiễn”, là những lời chia sẻ sâu sắc, những trăn trở của một nhà lý luận quân sự trong nhiều giai đoạn, cương vị công tác của mình. Trang viết sâu sắc, trí tuệ, có chiều sâu, mang đến cho người đọc góc nhìn về các vấn đề thời sự một cách gần gũi, chân thực.
Khác với những dòng hồi ký đầy trăn trở, suy tư, đại tá, nhà văn Trần Thế Tuyển mang đến một khúc ca bi tráng về những người lính đã ngã xuống để giành lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc trong tập trường ca “Linh khí Quốc gia” và những tâm sự riêng tư của ông về chiến tranh, tình yêu, người lính qua tập thơ “Trăng lạnh”. Trái tim ấm áp của người lính rung lên trước sự hy sinh của đồng đội mình và rồi, khi thời bình, chứng kiến bao thăng trầm của cuộc sống, trái tim ấy lại thổn thức với những vần thơ tự đáy lòng, da diết và thiết tha với cuộc đời. Ông đã gửi gắm vào thơ những dư vị của cuộc sống mà ông đã trải qua, lưu lại những cảm xúc khó nói hết bằng lời. Cả hai tác phẩm có sự kết hợp hài hòa giữa tính chân thực và nghệ thuật, tạo nên sức cuốn hút rất riêng, rất mãnh liệt.
“Bầu trời - Trường đại học của tôi” của trung tướng, Anh hùng LLVT Nguyễn Đức Soát, phi công tiêm kích huyền thoại của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam, vừa là tự truyện, vừa là tài liệu lịch sử quý giá. Sách dày hơn 300 trang với hai phần “Đời bay”, ghi lại những dấu ấn đáng nhớ trong cuộc đời của ông và “Quê hương và gia đình”, là những trang viết đầy tình cảm về bạn bè, người thân, về thời ấu thơ với biết bao kỷ niệm.
Câu chuyện lịch sử và nhà văn mặc áo lính
Quyển sách ảnh “Sáng mãi ngọn lửa rừng Trần Hưng Đạo”, là tác phẩm tâm huyết của nhà văn Hoàng Quảng Uyên. Rừng Trần Hưng Đạo là địa danh lịch sử, nơi thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam. Nhiều quyển sách đề cập đến địa điểm này nhưng rất vắn tắt. Tác giả đã bỏ nhiều thời gian, công sức để nghiên cứu, sưu tầm, điền dã để có được những hình ảnh, tư liệu quý giá, cung cấp cho người đọc những thông tin tình hình lúc bấy giờ dẫn đến sự ra đời của Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân. Sách gồm các phần: “Từ cội nguồn Pác Bó”, “Lực lượng vũ trang đầu tiên”, “Con đường Nam tiến”, “Ngọn lửa sáng rừng Trần Hưng Đạo”, “Việt Nam Giải phóng quân”, “Rừng thiêng ngày trở lại”.
Tuyển tập chân dung văn học “80 văn nghệ sĩ quân đội”, được tác giả Phùng Văn Khai, một nhà văn quân đội, hoàn thành trong hàng chục năm. Mấy chục năm tác nghiệp, tác giả có điều kiện gặp gỡ nhiều nhà văn mặc áo lính tên tuổi. Giờ, có những người vẫn đang tiếp tục cống hiến, cũng có những người đã khuất. Việc chọn lọc và thể hiện 80 gương mặt tiêu biểu, đã mang đến cho tác giả cảm xúc rất đặc biệt và ghi lại một cách chân thực, xúc động. Quyển sách giúp độc giả hệ thống lại chặng đường và gương mặt văn nghệ sĩ trong quân đội một cách tương đối đầy đủ, vẹn tròn với dấu mốc 80 năm...
THẢO HƯƠNG