【ket qua bd uc】Giám sát doanh nghiệp Nhà nước: Không thể tốt nếu thiếu thông tin
Không nắm được nguồn lực thực tế của Nhà nước tại DN
(Ông Phạm Đức Trung, Trưởng ban Ban Cải cách và Phát triển doanh nghiệp (CIEM). |
Theo đại diện CIEM, nguyên nhân việc giám sát chưa hiệu quả đến từ quy định của pháp luật và bộ máy, công cụ và cách thức triển khai thực hiện giám sát. Mặc dù đã có nhiều quy định về thẩm quyền, chủ thể và đối tượng giám sát, nhưng các quy định này thiếu thống nhất về nội hàm, khái niệm và phạm vi hoạt động giám sát chủ sở hữu, dẫn tới việc chồng lấn giữa giám sát chủ sở hữu với hoạt động thanh tra, kiểm tra thuộc chức năng quản lý nhà nước, dẫn tới những lúng túng trong tổ chức thực hiện. Hệ quả là không cơ quan nào có đủ thẩm quyền và khả năng theo dõi, đánh giá DN đầy đủ, hiệu quả và toàn diện.
Điển hình cho thực trạng này là mô hình giám sát Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN). Theo mô hình này, có tới 5 bộ cùng tham gia giám sát PVN, trong đó Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp thực hiện giám sát, kiểm tra thường xuyên và thanh tra, các bộ còn lại phối hợp giám sát, gồm: Bộ KH&ĐT phối hợp giám sát, kiểm tra việc thực hiện chiến lược, kế hoạch, mục tiêu; Bộ Tài chính giám sát, kiểm tra giám sát về tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh; Bộ LĐTB&XH giám sát, kiểm tra tuyển dụng, tiền lương thưởng; Bộ Nội vụ giám sát kiểm tra về công tác cán bộ. Tuy nhiên, đã có nhiều vụ việc gây thất thoát lớn vốn Nhà nước tại DN này.
“Đồng thời, nguyên nhân khiến việc giám sát không hiệu quả do thiếu thông tin đầy đủ về vốn và tài sản nhà nước đầu tư tại DN trong nền kinh tế. Chúng ta không nắm được nguồn lực thực tế của Nhà nước tại các DN là bao nhiêu, tất cả thông tin phụ thuộc vào báo cáo của DN và không có sự theo dõi thường xuyên, hàng ngày. Không thể giám sát tốt khi thiếu công cụ thông tin. Vì vậy để giám sát tốt, cơ quan chức năng phải xây dựng được hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại để vận hành chức năng chủ sở hữu”, ông Phạm Đức Trung kiến nghị.
Liên quan đến hiệu quả sử dụng nguồn lực nhà nước tại DN, ông Trương Văn Hiền, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tổng công ty Cổ phần Vật tư nông nghiệp Nghệ An cho biết, có nhiều bất cập trong quản lý vốn ở DNNN. Là một cổ đông của Tổng công ty Đạm Phú Mỹ, một DN sản xuất phân bón hàng đầu cả nước với số cổ phần 4,5% (giá trị cổ phần khoảng 300 tỷ đồng), ông Hiền cho biết, trong 2 năm 2015-2016, với bộ máy cồng kềnh, khiến chi phí quản lý của Đạm Phú Mỹ lớn hơn cả chi phí sản xuất, đây là bất cập lớn. Năm vừa qua, riêng tiền quảng cáo của DN này là 174 tỷ đồng.
“Bộ máy quản lý quá cồng kềnh, nhiều chi phí không cần thiết như quảng cáo sản phẩm khiến lãi của nhà máy giảm dần. Trong khi, nhiều vị trí trong HĐTV, đại diện vốn nhà nước không thực quyền, làm việc không hiệu quả trong khi chi phí lương của họ rất lớn”, ông Trương Văn Hiền cho biết. Theo ông Hiền, để các DNNN phát triển mạnh, nên cổ phần hoá, thoái vốn Nhà nước còn dưới 35% để nhà đầu tư thực sự được điều hành DN, từ đó mới phát huy hiệu quả.
Cần tăng cường quản trị rủi ro
Bình luận về vấn đề hiệu quả giám sát của đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại DN, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho biết, thời gian qua đã có hàng nghìn cuộc hội thảo, chuyến đi khảo sát trong và ngoài nước được tổ chức với hàng nghìn cán bộ chịu trách nhiệm giám sát DNNN tham gia, tuy nhiên kết quả hiện nay lại là một hệ thống giám sát có vấn đề. Nguyên nhân chính là chúng ta không tách bạch được vai trò chủ sở hữu và cơ quan chuyên ngành. Vì không phân biệt nên việc giám sát hiệu quả đã không thực hiện được, không ai là người chịu trách nhiệm cuối cùng.
Về vấn đề thiếu thông tin của DNNN, chuyên gia Phạm Chi Lan cho rằng, điều này là do cơ quan quản lý, giám sát không thật tận tâm. Các cơ quan này không có trách nhiệm giải trình trước người dân nên không xây dựng được hệ thống thông tin về DNNN trong giám sát. Theo đó, tài sản nhà nước rơi vào tình trang “vô chủ” nên đã không được giám sát, quản lý tốt, người quản lý cũng không có động lực làm điều đó. Đồng thời, họ luôn có hàng loạt lí do, thậm chí bám theo các quy trình, quy định để minh chứng cho rủi ro thua lỗ của DNNN.
Từ thực trạng này, với mục tiêu giám sát hiệu quả nguồn lực nhà nước tại các DN, ông Phạm Đức Trung kiến nghị cần đổi mới cơ chế giám sát của cơ quan đại diện chủ sở hữu. Theo đó, cần xây dựng “big data” - dữ liệu lớn với hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin để vận hành chức năng đại diện chủ sở hữu. Cho biết một hệ thống tương tự sẽ được áp dụng tại Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại DN, ông Phạm Đức Trung nhấn mạnh: “Hạ tầng thông tin phải trở thành nguồn lực quan trọng nhất để quản trị DNNN. Hệ thống này sẽ giúp cho quyết định quản lý của Uỷ ban quản lý vốn nhà nước tại DN và các cơ quan đại diện chủ sở hữu đúng đắn hơn, nhanh hơn, chất lượng hơn và hiệu quả hơn”. Cụ thể, cần xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về DN trực thuộc với tất cả các thông tin đa dạng, cần thiết cho quản lý và hệ thống hạ tầng công nghệ có liên quan, áp dụng công cụ thuật toán, phân tích dữ liệu, kể cả áp dụng trí tuệ nhân taọ cho công tác dự báo và ra quyết định.
Đại diện CIEM cũng nhấn mạnh, cần áp dụng cách thức và công cụ giám sát theo thông lệ tốt về quản trị DNNN. Cụ thể, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại DN, các cơ quan chủ sở hữu cần tích cực chủ động trong việc xây dựng các chỉ tiêu, định mức DN phải thực hiện. Đồng thời, nghiên cứu bài bản năng lực của DN, so sánh với DN cùng ngành/lĩnh vực để thiết lập các mục tiêu hợp lý. Bên cạnh các chỉ tiêu theo quy định, cần có chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đặc thù về năng suất lao động, XK, trình độ công nghệ.
“Về theo dõi kiểm tra, đánh giá, cần thực hiện thường xuyên, liên tục qua hệ thống thông tin điện tử kết nối trực tuyến kết hợp với chế độ báo cáo theo quy định. Cần áp dụng hình thức báo cáo tài chính điện tử, sử dụng các tổ chức uy tín bên ngoài tham gia đánh giá. Ngoài ra, cần tiêu chuẩn hóa, so sánh hiệu quả DNNN với các DN khác cùng ngành, khu vực”, ông Phạm Đức Trung nói.
Nhiều ý kiến cho rằng, để tăng cường hiệu quả giám sát, cần tăng cường quản trị rủi ro trong công tác này. Theo đó, cần đầu tư hệ thống thông tin cảnh báo rủi ro, áp dụng tiêu chuẩn về quản trị rủi ro, cơ quan chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm, cẩn trọng trong thẩm định, phê duyệt phương án huy động vốn, dự án đầu tư, mua sắm thuộc thẩm quyền. Dẫn thực tế về quản trị rủi ro tại 20 tập đoàn, tổng công ty quy mô lớn năm 2017, theo đó, có 37% DN có quy chế riêng về quản trị rủi ro và chỉ có 5% DN có hệ thống cảnh báo sớm về quản trị rủi ro, ông Phạm Đức Trung nhấn mạnh: Cần bổ sung quy định xử lý các trường hợp phát sinh thiệt hại được xác định là thiếu cẩn trọng khi thẩm định, phê duyệt phương án huy động vốn đầu tư, mua sắm, đàm phán thỏa thuận vay vốn hoặc không có biện pháp phòng ngừa cảnh báo rủi ro.
“Có nhiều sai phạm trong việc thẩm định dự án đầu tư, bỏ qua cảnh báo rủi ro. Theo Thanh tra Chính phủ, ngay từ giai đoạn thẩm định, đã có một số cảnh báo về tính khả thi, sự thiếu căn cứ về mức giá Mobifone mua 95% cổ phần AVG nhưng tổ thẩm định của Bộ Thông tin Truyền thông đều phớt lờ”. (Báo cáo của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương). “Theo thống kê của Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), vẫn còn nhiều vụ việc thua lỗ lớn từ khu vực DNNN thời gian qua. Cụ thể, từ 2011-2016, tỷ trọng DNNN thua lỗ không giảm. Báo cáo hợp nhất năm 2016 cho thấy có tới 23/91 tập đoàn, tổng công ty, nhóm công ty mẹ - con lỗ luỹ kế trên 17.000 tỷ đồng. Đầu tư ngoài ngành của các tập đoàn, tổng công ty lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng đến nay chưa thu hồi và giá trị thực tế của nhiều dự án đang ở mức dưới giá trị đã đầu tư. Đã có nhiều nỗ lực xử lý dự án nhưng phục hồi chậm”. (Báo cáo của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương). |