当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【bảng điểm c2】Chứng khoán 22/7: VN

sau gio khop lenh giamMWG: Kịch bản cũ?ứngkhoábảng điểm c2

Cổ phiếu MWG của công ty Điện thoại Thế giới di động hôm nay được quan sát sát sao sau cú bung hàng mạnh mẽ hôm qua. Cũng như rất nhiều cổ phiếu mới lên sàn khác, việc khống chế được khối lượng hàng trôi nổi đồng nghĩa với khả năng đẩy giá lên cao trong những phiên giao dịch đầu tiên. Dấu hiệu thường thấy của giai đoạn kết thúc đợt đẩy giá này là những phiên phân phối với thanh khoản tăng vọt.

Chuỗi 5 phiên giao dịch đầu tiên kể từ khi lên sàn của MWG diễn ra với kịch bản giống nhau: Khối lượng mua lớn trong khi lượng bán rất ít và kéo dài liên tục. Đây là dấu hiệu của việc ém hàng lại một cách chủ động. Cho đến phiên hôm qua, khi giá được đẩy lên tới mức cao nhất 113.000 đồng, lợi nhuận ngắn hạn 5 phiên đã là gần 39% chỉ với những ai mua được phiên đầu tiên chào sàn. Hãy tưởng tượng đến mức lợi nhuận khổng lồ hơn với khối lượng cổ phiếu được gom từ trước trên thị trường OTC.

MWG hôm qua bắt đầu bị chốt lời mạnh vì dù định giá cơ bản như thế nào đi chăng nữa, áp lực lợi nhuận ngắn hạn lớn như vậy cũng khiến yếu tố thị trường chi phối được yếu tố cơ bản. Hôm nay đã có lúc MWG giảm giá 1,89% nhưng điều bất ngờ là nhà đầu tư nước ngoài lại chấp nhận mua vào ở mức giá hiện tại, đẩy giá cuối phiên thành tăng 2,83%.

Khối ngoại đã khiến các hành động chốt lời của nhà đầu tư trong nước không thể tạo ra một phiên giảm điểm. Tổng khối lượng giao dịch với MWG hôm nay là 568.890 cổ phiếu thì 552.170 cổ phiếu lọt vào tay nhà đầu tư nước ngoài, tương đương khoảng 97%. Khối ngoại vẫn đang mua vào MWG mấy hôm nay, nhưng khối lượng nhiều hay ít phụ thuộc vào thanh khoản hàng ngày. Hai hôm nay khi lực chốt lời của nhà đầu tư trong nước tăng lên, khối ngoại mới có thể mua được ở quy mô lớn.

Kết thúc chuỗi phiên tăng, VN-Index lại mất ngưỡng 600 điểm
Áp lực chốt lời ngắn hạn tiếp tục đẩy thị trường điều chỉnh.

Riêng MWG đã đóng góp cho HSX 59,6 tỷ đồng giá trị vốn mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài. Đây là con số rất lớn vì ngay cả DPM, HSG hay GAS… trong những phiên mua ròng mạnh mẽ cũng chưa tới được con số này. Khối ngoại đã quyết tâm mua đẩy giá MWG lên thì chỉ đến khi nào mua xong, cung cầu mới có thể cân bằng được. Kịch bản này gần đây đã từng diễn ra ở KLF trong tình trạng giao dịch khống chế thanh khoản với 11 phiên tăng lúc chào sàn.

VN-Index về đúng “bản chất”

Rất ít cổ phiếu có được mức giao dịch tốt và giá tăng như MWG hôm nay. Trong số 10 cổ phiếu đạt giá trị khớp lệnh hàng đầu của HSX, chỉ có HAG tăng 1,18% và FPT tăng 1,96% là đáng chú ý. Tại HNX thậm chí có mỗi KLF tăng giá.

Thị trường hôm nay có phiên điều chỉnh thực sự với VN-Index đóng cửa giảm 0,51% so với tham chiếu. Đây là mức giảm mạnh nhất kể từ ngày 11/7 vừa qua và là phản ứng giảm đầu tiên sau khi đi vào vùng kháng cự 600 điểm. Thực ra VN-Index chưa thực sự đi vào vùng này nếu nhìn khắt khe về phiên tăng điểm hôm qua: Với số cổ phiếu giảm giá nhiều gấp đôi số tăng giá mà chỉ nhờ GAS, VNM, VN-Index vẫn đóng cửa trên 600 điểm nên chỉ số có phần méo mó.

Hôm nay VN-Index đã trở về đúng bản chất khi không còn các yếu tố gây nhiễu nữa. Thị trường có phiên điều chỉnh ở cả giá cổ phiếu lẫn chỉ số. HNX-Index cũng giảm 0,52% và là phiên giảm thứ hai liên tiếp.

Các cổ phiếu lớn tại sàn HSX đã giao dịch không tốt. Đầu tiên là GAS, đứng tham chiếu với khối lượng giao dịch chưa bằng một phần ba hôm qua. Nhà đầu tư đã tạm thời dừng mua, kể cả khối ngoại lẫn nhà đầu tư trong nước khiến thanh khoản xuống thấp. Trong phiên GAS giao dịch đuối và hầu như chỉ giảm giá. Điều này gần như là tương phản hoàn toàn với phiên trước, khi GAS là nhân tố quan trọng tăng giá trong phiên, giúp cải thiện chỉ số khi hàng trăm cổ phiếu khác giảm.

VNM cũng có phản ứng ngược rõ nét giống GAS, giảm 1,44% lúc đóng cửa hôm nay. Nếu so với mức tăng 7,6% trong hai phiên trước thì mức giảm hôm nay chưa phải là lớn. VNM bị chốt lời ngắn hạn khi giá tìm về lại thời điểm trước tác động của sự kiện biển Đông hồi cuối tháng 4. Tính ra từ đầu tháng 7 đến hôm qua, VNM đã tăng trưởng gần 14%, một mức khá lớn đối với blue-chips “nặng nề” như VNM.

Yếu tố chốt có thể không gây khó khăn nhiều được cho VNM khi cổ phiếu này vẫn đang được kỳ vọng vào thông tin hỗ trợ từ phát hành cổ phiếu thưởng. Hai phiên trước VNM đã tốn kém cả trăm tỷ đồng mới có thể tạo được mức tăng giá mạnh như vậy. Khi dòng vốn đã đổ vào mạnh mẽ thì cần phải có lực chốt lời lớn hơn mới gây sức ép được.

Hai trụ cột cho VN-Index là GAS và VNM đều mất đi động lực tăng giá khiến chỉ số này gặp nhiều khó khăn trong việc trụ lại trên 600 điểm. Đến khoảng cuối phiên sáng nay chỉ số đã khó khăn trong việc giành lại mốc này và càng về chiều, mức độ rời xa 600 điểm càng lớn. VNM giảm mạnh là một nhân tố, nhưng hiện tượng sụt giảm giá ở nhiều cổ phiếu lớn khác thậm chí còn mạnh hơn hôm qua, khiến thị trường rơi vào trạng thái tiêu cực.

Những cổ phiếu gây tác động lớn lên VN-Index hôm nay là BVH giảm 1,18%, DPM giảm 0,31%, DRC giảm 1,85%, HPG giảm 0,87%, HSG giảm 0,67%, PPC giảm 1,24%, PVD giảm 1,09%, SSI giảm 1,12%, VCB giảm 1,53%, VIC giảm 0,71%, MSN giảm 0,54%.

VN-Index giảm điểm trong bối cảnh cả trăm cổ phiếu giảm giá và đồng loạt các blue-chips lớn giảm là điều hoàn toàn bình thường vì phản ánh đúng với giao dịch. Chỉ những phiên tăng như hôm qua mới khiến nhà đầu tư bối rối khi tưởng như thị trường đang tăng trưởng, trong khi thực chất cổ phiếu lại đang giảm giá.

5 cổ phiếu đạt giá trị giao dịch cao nhất

Khánh Nhi

分享到: