(HG) - Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam cho biết,ậpmặnsẽgaygắtvonhữngngycuốty so ngoai hang lưu lượng nước từ thượng nguồn về vùng ĐBSCL đạt mức thấp vào những ngày cuối tháng 3 này. Do đó, tình hình xâm nhập mặn tại vựa lúa lớn nhất của cả nước sẽ diễn ra gay gắt từ ngày 24 đến 31-3 tới. Cụ thể, tại vùng cửa sông Cửu Long, xâm nhập mặn tăng dần theo kỳ triều cường với ranh mặn hơn 4‰ sẽ lấn sâu vào nội đồng từ 45-55km; riêng khu vực sông Vàm Cỏ, nước mặn có khả năng lấn sâu vào nội đồng từ 95-100km, tăng 23-25km so với tháng trước. Đối với khu vực sông Cái Lớn, nước mặn lấn sâu vào nội đồng từ 55-60km, tăng 6-11km so với tháng trước. Riêng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, độ mặn đo được trong ngày 24 và 25 vừa qua tại hai địa phương chịu ảnh hưởng nặng của xâm nhập mặn là thành phố Vị Thanh và huyện Long Mỹ đang tăng nhanh và ở mức khá cao. Theo đó, độ mặn trong 2 ngày vừa qua ở mức từ 5-11,8‰, trong đó có nhiều điểm độ mặn đạt từ 10-11‰. Người dân vùng xâm nhập mặn thành phố Vị Thanh đang sử dụng tiết kiệm nguồn nước ngọt phục vụ cây trồng. Trước dự báo tình hình xâm nhập mặn như trên, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam khuyến cáo ngành chức năng và người dân tại các tỉnh vùng ĐBSCL cần theo dõi sát diễn biến mặn ở địa bàn mình phụ trách để chủ động, linh hoạt thực hiện tốt các giải pháp công trình và phi công trình nhằm ứng phó kịp thời và hiệu quả. Cũng do xâm nhập mặn gay gắt nên từ nay đến giữa tháng 4 tới, toàn vùng ĐBSCL có khoảng 40.000ha cây ăn trái bị thiếu nước; đồng thời nhiều diện tích lúa Hè thu xuống giống sớm cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Vì vậy, tại những vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của hạn, mặn thì người dân, ngành chức năng cần có giải pháp tích trữ và sử dụng nguồn nước ngọt hợp lý để hạn chế thiệt hại đến cây trồng... Tin, ảnh: HỮU PHƯỚC |