Hôm qua (11/7),ôngAnhTôitrởvềnhàvớitráitimhạnhphúcnhưngcũngbuồngoại hạng tối nay bệnh nhân 91, phi công người Anh 43 tuổi, đã rời Bệnh viện Chợ Rẫy để bay về quê nhà Scotland.
Nhiều trang tin lớn như Reuters, AP, New York Times, Washington Post, Guardian, CBC… đã đưa tin về sự kiện này.
Phi công Anh bình phục kỳ diệu sau gần 4 tháng điều trị. Ảnh: Phan Nhơn
Trang Reuters có bài viết “Phi công Anh khỏi bệnh - biểu tượng chống dịch thành công của Việt Nam - trở về nhà”.
Theo đó, bệnh nhân Covid-19 nặng nhất của Việt Nam từng có thời điểm cận kề với cái chết đã rời khỏi bệnh viện vào thứ Bảy sau khi bình phục kỳ diệu.
Trường hợp của phi công này trở thành một hiện tượng ở Việt Nam - nơi áp dụng chương trình cách ly nghiêm ngặt và xét nghiệm có mục tiêu giúp cho số lượng ca bệnh chỉ ở mức 370, không có ai tử vong.
Nỗ lực của các bác sĩ để cứu phi công trên đã trở thành biểu tượng trong cuộc chiến chống virus nCoV ở Việt Nam.
Các nhân viên y tế cho hay, có thời điểm, bệnh nhân 91 bị nguy kịch, chỉ 10% phổi còn hoạt động.
Khi phần lớn các bệnh nhân Việt Nam đã bình phục, tin tức về nguy cơ có một ca tử vọng đã khơi dậy sự ủng hộ khắp cả nước. Hàng chục người xin hiến phổi.
Tuy nhiên, theo các bác sĩ, chỉ phổi từ những người chết não mới phù hợp. Tới tháng 6, phi công Anh không cần ghép phổi nữa.
Trong chuyến bay trở về Anh, các bác sĩ Việt Nam sẽ đi theo để hỗ trợ cho bệnh nhân. “Ngay khi bình phục, tôi sẽ trở lại”, phi công trên chia sẻ.
Bệnh nhân được đưa lên máy bay tại Nội Bài để về nước. Ảnh: Vũ Điệp
Trong khi đó, tờ AP cung cấp một số chia sẻ ngắn gọn của phi công Anh trước khi rời Việt Nam.
“Tôi choáng ngợp với sự hào hiệp của người dân Việt Nam, sự tận tâm và chuyên nghiệp của các bác sĩ và y tá”, bệnh nhân chia sẻ trong một video quay tại Bệnh viện Chợ Rẫy vào buổi sáng ra viện.
“Tôi chỉ biết cảm ơn tất cả mọi người vì những gì họ đã làm. Tôi trở về nhà với một trái tim hạnh phúc bởi tôi được về nhà nhưng tôi cũng buồn khi phải rời xa quá nhiều người mà tôi đã kết bạn”.
Phi công Anh được ra viện sau khi các bác sĩ thông báo anh không còn nhiễm virus và đủ sức khỏe để quay về Scotland.
Bệnh nhân 43 tuổi được xe cấp cứu đưa từ bệnh viện ra sân bay Tân Sơn Nhất để bay về Hà Nội. Sau đó, anh sẽ hạ cánh ở London (Anh), sau khi đổi chặng ở Frankfurt (Đức).
Đây là bệnh nhân cuối cùng của Việt Nam nằm trong Khu Hồi sức Cấp cứu. Sự bình phục của anh đồng nghĩa đất nước không có ai tử vong vì Covid-19.
“Sự bình phục của bệnh nhân giống như một chuyến bay dài”, bác sĩ Trần Thanh Linh, Phó khoa Hồi sức Cấp cứu của Bệnh viện Chợ Rẫy, cho hay.
“Nhưng anh ấy đã làm được điều đó. Tất cả các nhân viên y tế đều tràn ngập niềm vui khi anh ấy được ra viện hôm nay”.
Bệnh nhân 91 được cấp giấy chứng nhận đã khỏe mạnh và đủ sức bay một chặng đường dài. Anh được chuyên chở trên chiếc Boeing 787 của Vietnam Airlines. Đây cũng là loại phi cơ anh từng lái khi làm phi công.
“Chúng tôi muốn anh ấy hạnh phúc, muốn anh ấy cảm thấy như trở về ngôi nhà thứ hai trên chiếc máy bay này”, ông Lưu Hoàng Minh, Phó đoàn trưởng Đoàn bay 919, cho hay.
“Đó là một chuyến bay dài nhưng anh ấy có các đồng nghiệp ở bên. Anh ấy sẽ có cảm giác lại được là phi công”.
Tới sáng 12/7, Việt Nam có 370 ca bệnh, gần 3 tháng không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.
An Yên (Theo Reuters, AP)
Truyền hình Mỹ phân tích lý do Việt Nam không có ai tử vong vì Covid-19
Kênh CNBC đưa ra nhiều thông tin, số liệu, phỏng vấn chuyên gia, người nước ngoài sống tại TP.HCM để giải thích vì sao Việt Nam không có ai tử vong vì Covid-19.