Và đấy cũng chính là bước ngoặt quan trọng trong gần bốn mươi năm,ườithầykhôngngừngsaymêvớisựnghiệpgiáodụcđàotạocủangànhTàichísố liệu thống kê về leicester gặp arsenal PGS.TS Đỗ Đức Minh gắn liền với phấn trắng, bảng đen để vừa dìu dắt lớp lớp sinh viên trưởng thành, vừa góp phần nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn cho hàng chục nghìn cán bộ ngành tài chính hôm nay. “Phủ sóng” lớp học cho 63 tỉnh thành Trong căn phòng làm việc lúc nào cũng gọn gàng, ngăn nắp, tươi sáng với bình hoa, chậu cây xanh và đặc biệt giá sách lớn lúc nào cũng ăm ắp những cuốn sách chuyên ngành, PGS.TS Đỗ Đức Minh say sưa kể về những tháng ngày ban đầu thầy đã bạo dạn với ý nghĩ phải mở lớp cho cán bộ công chức ngành tài chính- dù họ ở bất cứ đâu như thế nào. Đấy là lần lên Lạng Sơn công tác, thầy gặp những cán bộ tài chính tuổi đã sắp sửa nghỉ hưu và có hỏi rằng: “Anh, chị đã tham gia khóa học bồi dưỡng, nâng cao nào của ngành chưa?” thì nhận được câu trả lời rất thành thực: “Từ khi tốt nghiệp và ra công tác đến nay, tôi chưa học khóa bồi dưỡng nâng cao nào!”. Có người khá hơn thì “khoe”: “Sau 30 năm ra trường và làm công tác tôi mới được học một lớp bồi dưỡng của Bộ”. Nghe những câu trả lời ấy, thầy rất băn khoăn, trăn trở để rồi nảy ra ý nghĩ: “Làm thế nào để cán bộ trong ngành được thụ hưởng các chương trình đào tạo của trường?”. Và, ý nghĩ ấy đã thôi thúc thầy cùng nhà trường cố gắng vươn lên nhiều hơn nữa tạo điều kiện cho các cán bộ, công chức, viên chức ngành Tài chính có cơ hội trau dồi kiến thức. Từ đó, trong điều kiện chưa có lớp tập trung, hễ đơn vị nào có nhu cầu, đề xuất là thầy đều quan tâm, tạo điều kiện bố trí lớp. Vậy nên, các lớp học dần dần được tổ chức, không phải ở những vùng trung tâm mà ở cả vùng sâu, vùng xa của cả 63 tỉnh thành trong cả nước. Xa xôi như huyện đảo Phú Quốc cũng đã có lớp. Và niềm vui đọng lại trong những người thầy đầy tâm huyết với ngành như thầy Đỗ Đức Minh chính là mỗi lần về với các tỉnh thành, dù xa xôi như huyện Lăc của tỉnh Đắc Lắc, hay huyện đảo Phú Quốc được gặp lại những đồng nghiệp là học trò với cái bắt tay rất chặt để nhớ mãi về những lớp học với những bài giảng do chính thầy thực hiện. Khi trách nhiệm được biến thành niềm đam mê PGS.TS Đỗ Đức Minh đã chia sẻ rất chân thành về cảm xúc ban đầu khi được Bộ Tài chính điều động sang Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính, rằng: “Thực tâm, tôi đã nhận nhiệm vụ mới với tinh thần là một cán bộ công chức nhận một trách nhiệm mới do điều động. Lúc ấy, tôi cũng giống như bao người khác đã mang băn khoăn, lo lắng khi đứng ngoài để nhìn vào công việc mới với nhận định công việc này đã không có gì hấp dẫn mà lại còn rất khó để thực hiện tốt nhiệm vụ khi đối tượng đào tạo là cán bộ công chức- một hình thức đào tạo mang nhiều đặc thù riêng. Tuy nhiên, khi đã vào cuộc rồi thì đến giờ đối với riêng tôi những gì gọi là trách nhiệm đều tan biến hết để thay vào đó là niềm đam mê, sự dốc lòng cống hiến với nghề giáo”. Trước khi được điều động sang trường, PGS.TS Đỗ Đức Minh đã có hơn 30 năm gắn bó với công tác giảng dạy ở trường Đại học Tài chính- Kế toán, Viện Khoa học Tài chính - Học viện Tài chính với các chức danh: giảng viên chính, phó trưởng phòng quản lý khoa học và phó viện trưởng Viện khoa học tài chính. Đấy là quãng thời gian làm thầy đã rất dài so với sự nghiệp của cả một đời người và thầy Minh cũng đã từng xác định sẽ tận tụy cống hiến, gắn bó mãi mãi ở môi trường ấy. Thế nhưng, năm 2008, Bộ Tài chính đã điều động thầy về đảm nhiệm vị trí phó Giám đốc trường đào tạo bồi dưỡng cán bộ tài chính, và đến năm 2012 là Giám đốc. Đúng là mới đầu có một chút đắn đo, nhưng với bản tính tận tụy với nghề nên thầy Minh vẫn luôn tích cực, trăn trở cùng ban giám đốc tìm hướng đi cho trường để dần dần thực hiện được lộ trình theo định hướng ban đầu được Bộ Tài chính đặt lên vai: xây dựng được mạng lưới cơ sở đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức ngành Tài chính. Vì thế, cùng với việc tổ chức được lớp học đến tận cơ sở, thầy Minh cùng với các cán bộ, giảng viên của nhà trường đã xây dựng được ba trung tâm đào tạo lớn của ba miền tương ứng với điều kiện cơ sở vật chất tại chỗ. Trường đã hình thành được ba khoa không chỉ gắn với nội dung, chương trình đào tạo cho cán bộ công chức mà còn gắn với các vấn đề thực tiễn của ngành. Cán bộ giảng dạy được nhà trường xây dựng theo hướng vừa xây dựng đội ngũ giảng viên cơ hữu ở mức độ phù hợp để chủ động trong công tác giảng dạy, vừa xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm chức trong các cơ sở của ngành. Giờ đây, với những gì thầy đã góp sức để xây dựng nên một hình ảnh mới về trường, thầy đã tự khơi gợi tình yêu với công việc của chính mình bằng những việc làm, kết quả cụ thể, hữu ích. Minh chứng rõ ràng nhất là những đề tài khoa học như “Định hướng phát triển tài chính”, “Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tài chính” mà thầy tâm huyết tham gia khi còn ở Học viện Tài chính hay những phương pháp tiếp cận vấn đề một cách khoa học được thầy trau dồi từ những năm nghiên cứu sinh ở Nga đã được thầy đem vào những bài giảng đến các học viên một cách sinh động. Vậy nên, cùng với những danh hiệu chiến sĩ thi đua, những tấm bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Huân chương lao động hạng Ba của Đảng và Nhà nước…; cùng với niềm say mê trong các công việc quản lý tốt hoạt động của trường, tiếp tục nghiên cứu khoa học, viết sách, viết giáo trình, thầy vẫn tiếp tục “phủ sóng” nhiều lớp học, khóa học đến tất cả các vùng, miền theo phương châm “ở đâu có cán bộ tài chính thì ở đó sẽ có lớp học”. Và đây cũng là niềm vui lớn nhất của PGS.TS Đỗ Đức Minh - một người thầy không ngừng say mê với sự nghiệp giáo dục đào tạo của ngành tài chính hôm nay./.
Sâm Linh |