当前位置: 当前位置:首页 > Thể thao > 【bd kq đức】PPP thiếu hấp dẫn正文

【bd kq đức】PPP thiếu hấp dẫn

作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:Cúp C2 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 14:38:36 评论数:
Thúc đầu tư PPP để phát triển hạ tầng Dự án PPP chưa hấp dẫn nhà đầu tư vì thiếu cơ chế
PPP thiếu hấp dẫn
Ảnh minh họa

Luật có hiệu lực từ 1/1/2021mở ra một khung khổ pháp lý chung, có liệu lực cao, tạo điều kiện tốt để gia tăng các dự án PPP tại Việt Nam. Tuy nhiên, sau thời gian Luật đi vào thực tế, phương pháp đầu tư này lại chưa được như kỳ vọng.

Tại Hội thảo “Thúc đẩy đầu tư theo phương thức đối tác công- tư (PPP) trong phát triển một số lĩnh vực kinh tế- xã hội của Việt Nam” vừa được tổ chức tại Hà Nội, ông Dương Bá Đức - Vụ trưởng Vụ Đầu tư (Bộ Tài chính) cho biết, giai đoạn 2010-2014 là giai đoạn số lượng dự án PPP được ký kết nhiều nhất, giai đoạn này hợp đồng PPP tập trung chủ yếu là dự án Xây dựng - Vận hành - Chuyển giao (BOT), Xây dựng - Chuyển giao (BT) trong lĩnh vực giao thông. Giai đoạn 2015-2020, tập trung chủ yếu tiếp tục đàm phán một vài dự án BOT điện có vướng mắc trong giai đoạn trước và xử lý các vướng mắc của các dự PPP đã ký hợp đồng. Giai đoạn từ khi Luật PPP có hiệu lực đến nay có 3 dự án BOT giao thông được chuyển tiếp từ giai đoạn trước và đã ký; 8 dự án mới song đang giai đoạn chuẩn bị đầu tư, chưa ký kết hợp đồng PPP; trong đó, 7 dự án lĩnh vực giao thông, 1 dự án Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Thuê dịch vụ lĩnh vực nước sạch. Như vậy các dự án PPP là khá khiêm tốn.

Nhìn thẳng thực tế, kết quả thực hiện Luật PPP chưa đạt kỳ vọng, chưa phát huy mạnh nguồn lực quan trọng của tư nhân vào đầu tư phát triển kinh tế- xã hội. Một nguyên nhân được nhiều chuyên gia, doanh nghiệp chỉ ra là việc thực hiện còn nhiều vướng mắc. PGS.TS Phạm Duy Nghĩa, Đại học Fulbright Việt Nam kể ra 12 tình huống có thể phát sinh rủi ro khi nhà đầu tư tham gia dự án PPP nhưng có đến 10 loại chưa có phương án xử lý hoặc cách giải quyết chưa triệt để. Hay về nguồn vốn xử lý cơ chế chia sẻ doanh thu giảm hiện chưa phù hợp với Luật Ngân sách nhà nước. Còn mức “trần” phần vốn nhà nước tham gia dự án PPP tối đa là 50% được nhiều ý kiến cho rằng tỷ lệ này nên được tăng lên 70% để hấp dẫn hơn nhà đầu tư tư nhân. Nhà đầu tư tham gia dự án rất dễ rủi ro nhưng khung khổ pháp lý đảm bảo cơ chế quản lý và chia sẽ rủi rõ chưa rõ ràng. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp cho rằng, điều kiện, thủ tục đối với nhà đầu tư ở nhiều nội dung là rất khó khăn, rất dễ nảy sinh tiêu cực. Một khía cạnh khác mà một nhà đầu tư không ngại ngần nêu đó là nhà đầu tư sợ bị Nhà nước “bỏ lửng”, cán bộ phụ trách “sợ ký” khi có vấn đề phát sinh khiến vướng mắc không được giải quyết dứt điểm dẫn đến doanh nghiệp gánh khó khăn, nợ nần...

Theo đánh giá, vốn đầu tư công hiện chỉ đáp ứng khoảng 16-17% (khoảng 2,9 triệu tỷ đồng) tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2021-2025, nhu cầu đầu tư của nền kinh tế trong những giai đoạn tiếp theo càng lớn hơn. Do đó, hoàn thiện khung khổ pháp luật, tháo gỡ những vướng mắc thu hút nhà đầu tư tham gia dự án PPP là yêu cầu cấp thiết, cần sớm được giải quyết để đẩy nhanh phục hồi và tăng tốc phát triển nền kinh tế.

最近更新