Mục đích của Kế hoạch là cụ thể hóa nội dung các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ như Quyết định số 1322/QĐ-TTg ngày 31/8/2020 phê duyệt Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm,ỗtrợdoanhnghiệpHưngYênnângcaonăngsuấtchấtlượket qua hang 2 tbn hàng hóa giai đoạn 2021-2030; Quyết định số 36/QĐ-TTg ngày 11/01/2021 ban hành Kế hoạch tổng thể nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2030 phù hợp với điều kiện và tình hình thực tiễn của tỉnh Hưng Yên. UBND tỉnh Hưng Yên yêu cầu việc triển khai Kế hoạch phải đảm bảo tính khoa học, thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức, lãng phí, phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương; có sự tham gia của các cấp, các ngành, địa phương, cơ quan truyền thông, các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nhằm thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong Kế hoạch của UBND tỉnh nhằm hỗ trợ, tổ chức, doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Mục tiêu chung của Kế hoạch là hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi chung là năng suất chất lượng) trên cơ sở áp dụng các giải pháp về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, công cụ cải tiến năng suất hiệu quả, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, các giải pháp năng suất xanh và phát triển cộng đồng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững của tổ chức, doanh nghiệp; đồng thời góp phần nâng tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hưng Yên. Về mục tiêu cụ thể, giai đoạn 2021-2025 sẽ đào tạo, chứng nhận đạt tiêu chuẩn cho 1-2 chuyên gia năng suất chất lượng và 1-2 chuyên gia đánh giá, chứng nhận sản phẩm, chứng nhận hệ thống quản lý (khi có đơn vị ở Trung ương mở khóa đào tạo chuyên gia về năng suất chất lượng); Triển khai chương trình đào tạo, tập huấn về năng suất chất lượng cho ít nhất 01 trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh; Tổ chức khoảng 20 lớp tập huấn, hướng dẫn xây dựng công cụ cải tiến năng suất chất lượng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001, ISO 14001, 22000, 17025, tiêu chuẩn Vietgap,...; hướng dẫn triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế cho các tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh;Tổ chức 2-4 đợt tuyên truyền, phổ biến về năng suất chất lượng, nâng cao năng suất dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo cho các đơn vị liên quan; Hỗ trợ các giải pháp nâng cao năng suất chất lượng cho 20-30 tổ chức, doanh nghiệp với các nội dung hỗ trợ: Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở, chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy, xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến chất lượng, áp dụng đồng bộ các giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng trong tổ chức, doanh nghiệp; Thực hiện đo lường, tính toán mức đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh hàng năm, giai đoạn 2021-2025; Tiếp tục hỗ trợ xây dựng 01 tổ chức tư vấn hoặc đánh giá chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng được công nhận; Hỗ trợ ít nhất 01 đơn vị đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định để nâng cao năng lực về thử nghiệm, kiểm nghiệm, giám định, chứng nhận cho các tổ chức đánh giá sự phù hợp, phấn đấu đạt chuẩn quốc gia và quốc tế; Hỗ trợ ít nhất 03 tổ chức, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, doanh nghiệp tham gia nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học, đổi mới sáng tạo thúc đẩy năng suất của doanh nghiệp; các nhiệm vụ nghiên cứu, triển khai ứng dụng giải pháp năng suất xanh và phát triển cộng đồng nhằm nâng cao năng suất và chất lượng; Công nhân trong nhà máy cơ khí chế tạo. Ảnh minh họa |