【lịch thi đấu bóng đá ả rập xê út】Nhức nhối thị trường thuốc điều trị Covid

Ngoại Hạng Anh 2025-01-24 22:22:03 7

Thu lời lớn từ thuốc điều trị Covid-19 “trôi nổi”

Trong vai một người cần mua thuốc điều trị Covid-19,ứcnhốithịtrườngthuốcđiềutrịlịch thi đấu bóng đá ả rập xê út phóng viên hỏi mua thuốc điều trị tại một số quầy thuốc ở quận Thanh Xuân (Hà Nội). Tại đây, người bán nhiệt tình tư vấn giới thiệu về các loại thuốc có xuất xứ nước ngoài như Mỹ, Nga, Trung Quốc... và các loại thuốc này đang rất được ưa chuộng. Nhân viên của một nhà thuốc giới thiệu thuốc có tên Areplivir và tư vấn thuốc này do Nga sản xuất, có khả năng phòng chống lây nhiễm và điều trị hiệu quả Covid-19, có giá 2,9 triệu đồng/hộp. Khi bị bệnh, chỉ cần uống một hộp thuốc này là mấy ngày sau sẽ âm tính. Nhiều người dùng thử và thấy hiệu quả. Người bán cũng giới thiệu thêm một số loại thuốc có xuất xứ từ Mỹ, Ấn Độ... và khẳng định có hiệu quả trong việc điều trị Covid-19 tại nhà. Theo quan sát, những loại thuốc bên ngoài vỏ đều in chữ nước ngoài, không có nhãn phụ cho nên liều lượng và cách sử dụng đều do người bán thuốc chỉ định.

Đáng nói, không chỉ tại các quầy thuốc, trên chợ mạng, việc bày bán các loại thuốc điều trị Covid-19 cũng diễn ra tràn lan. Các thuốc “xách tay” này còn được rao bán trực tiếp trên các hội nhóm, “chợ thuốc” trên mạng xã hội như Facebook, Zalo… Với hàng trăm tin bài, hình ảnh về các loại thuốc được chào bán công khai với đủ các mức giá từ 300 nghìn cho đến hàng triệu đồng/hộp. Chính vì vậy, người dân rất dễ tiếp cận, tìm mua trong khi nguồn gốc xuất xứ và tác dụng không rõ ràng.

thuốc “xách tay” này còn được rao bán trực tiếp trên các hội nhóm, “chợ thuốc” trên mạng xã hội
Thuốc “xách tay” được rao bán trực tiếp trên các hội nhóm, “chợ thuốc” trên mạng

Tư vấn về thuốc hỗ trợ điều trị Covid-19, tài khoản Duong Nguyen giới thiệu một loại thuốc có tên nước ngoài, và được nhập về qua đường xách tay, nước ngoài sản xuất nhiều, cho nên hàng lúc nào cũng sẵn. Khách muốn mua sỉ, lẻ đều có; mua nhiều thì sẽ được chiết khấu. Do có người quen ở Nga nên nhập thuốc này dễ hơn. Qua tìm hiểu, rất nhiều người bán thuốc trên mạng chỉ làm kiếm thêm thu nhập, không có chuyên môn chính về lĩnh vực y, dược. Nhưng khi có khách hỏi mua thuốc, họ đều tư vấn như những người có chuyên môn và tư vấn rất trôi chảy, có vẻ hiểu biết về thành phần, công dụng, liều lượng sử dụng các loại thuốc để thuyết phục người mua.

Thực tế, hồi tháng 1/2022, Cục Quản lý thị trường TP.Hồ Chí Minh đã phối hợp với Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an TP.Hồ Chí Minh kiểm tra tại một căn nhà trên đường Huỳnh Tấn Phát, khu phố 6, thị trấn Nhà Bè, huyện Nhà Bè phát hiện và thu giữ tổng cộng 22.800 viên thuốc tân dược, được quảng cáo điều trị Covid-19 như: Molnupiravir Capsules Molnatris Mylan; Molnupiravir 800mg Tablets; Moluzen 400; Molnupiravir Capsules 200mg; Molaz Azista… Đáng nói, đây không phải lần đầu cơ quan chức năng phát hiện các trường hợp buôn bán thuốc điều trị Covid-19 không rõ nguồn gốc.

Trước đó, tháng 9/2021, Công an quận Bắc Từ Liêm (TP.Hà Nội) và Đội Cảnh sát Kinh tế, Công an quận Bắc Từ Liêm đã bắt quả tang 1 nữ shipper đang giao hàng hóa tại phường Phú Diễn (quận Bắc Từ Liêm). Tại thời điểm kiểm tra, phát hiện người phụ nữ này đang giao những hộp thuốc tân dược bên trong chứa 1.000 viên thuốc phòng, điều trị Covid-19 có nhãn mác của Nga, tất cả đều không có hóa đơn chứng từ. Qua quá trình đấu tranh, khai thác, người này khai nhận lợi dụng tình hình dịch bệnh phức tạp, tâm lý người dân muốn mua các loại thuốc phòng, điều trị bệnh Covid-19, mua thu gom thuốc từ các nguồn trên mạng rồi thông qua trang Facebook để quảng cáo và giao dịch bán kiếm lời. Chỉ với 1.000 viên thuốc điều trị Covid-19 lậu đối tượng đã có thể thu lợi khoảng 100 triệu đồng.

Hay sự việc cuối tháng 8/2021, Đội Quản lý thị trường số 15 - Cục quản lý thị trường Hà Nội đã phối hợp với Công an quận Hoàng Mai phát hiện đối tượng tập kết, kinh doanh 50 hộp thuốc ARBIDOL 10 viên/hộp và 3 hộp thuốc AREPLIVIR 40viên/hộp tại khu vực sân trước sảnh tòa CT16 KĐT Định Công, không có giấy tờ nào liên quan đến lô thuốc được cho là ức chế virus, tăng cường đề kháng, giảm tối đa lây nhiễm và thuốc điều trị Covid-19 tại Nga được mua qua mạng xã hội. Trong đó, thuốc ARBIDOL được mua với giá 180.000 đồng/hộp, thuốc AREPLIVIR được mua với giá 2,9 triệu đồng/hộp để bán lại kiếm lời.

Cẩn trọng thuốc không rõ nguồn gốc

Theo đại diện Cục quản lý thị trường Hà Nội, lợi dụng tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, một số đối tượng đã nhập lậu các mặt hàng y tế không qua kiểm định, không đảm bảo chất lượng vào thị trường, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Do đó, người dân cần cảnh tỉnh trước những lời quảng cáo môi trường mạng internet về thuốc điều trị Covid-19. Bởi hiện nay, phương án phòng chống Covid-19 tối ưu nhất chính là 5K + vaccine phòng Covid-19.

Lực lượng chức năng thu giữ nhiều thuốc điều trị Covid-19 không rõ nguồn gốc xuất xứ
Lực lượng chức năng thu giữ nhiều thuốc điều trị Covid-19 không rõ nguồn gốc xuất xứ

Từ những quảng cáo trên các trang mạng, thuốc điều trị Covid-19 trên thị trường có rất nhiều loại, người mua rất dễ mua thuốc theo cảm tính, nhiều loại thuốc nhập lậu, không có nhãn phụ, không rõ thành phần và tác dụng… Việc sử dụng thuốc như vậy có thể tiềm ẩn những nguy cơ đối với sức khoẻ.

Trước tình trạng phòng ngừa và chữa Covid-19 theo “lời mách” trên mạng xã hội ngày càng gia tăng. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo rằng “hành động dựa trên thông tin sai lệch có thể trả giá bằng cả tính mạng”. Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cũng cho biết, việc mua, bán, sử dụng các thuốc chưa được phép lưu hành trên thị trường này là vi phạm nghiêm trọng quy định của Luật Dược và tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân, giảm hiệu quả phòng, chống dịch, nguy cơ thuốc giả, thuốc nhập lậu. Đồng thời, cảnh báo người dân không nên tự ý mua thuốc điều trị Covid-19 trên mạng xã hội.

Tháng 12/2021, Bộ Y tế cũng đã ban hành Quyết định số 5666/QĐ-BYT về sửa đổi, bổ sung một số điểm của hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19. Trong đó, nêu rõ danh mục 3 loại thuốc kháng vi rút trong điều trị Covid-19 gồm Remdesivir dùng cho bệnh nhân có triệu chứng trung bình, nặng; Favipiravir dùng cho trường hợp không triệu chứng, triệu chứng nhẹ, trung bình; Molnupiravir dùng cho bệnh nhân mức độ nhẹ... và do các cơ sở y tế cấp phát thuốc. Theo một số dược sĩ, khi bị mắc Covid-19, người bệnh cần liên hệ với các cơ sở y tế để được tư vấn điều trị kịp thời, hoặc cấp phát thuốc điều trị.

Theo Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, việc sản xuất, kinh doanh thuốc chữa bệnh chưa được phép lưu hành hoặc mới thử nghiệm, chưa được phép sản xuất, nhập khẩu có thể bị phạt tiền từ 60 triệu đến 80 triệu đồng. Trong trường hợp gây chết người hoặc tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe của người khác, người vi phạm có thể bị xử lý hình sự. Hành vi bán thuốc điều trị Covid-19 không rõ nguồn gốc cũng có thể bị xử lý hình sự với hành vi buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh.
本文地址:http://app.marimbapop.com/html/676b799042.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Điều tra nguyên nhân nước suối Đá Bàn ở Đắk Nông bị nhuộm màu đen kịt

Nguy cơ từ thịt bò, xúc xích đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ

Cần sẵn sàng tái chế sản phẩm và thu gom xử lý chất thải y tế

Những nguyên tắc giữ an toàn thông tin khi sử dụng trí tuệ nhân tạo

​Tấn công mạng có thể tiếp diễn, website VN cần chủ động

Bentley triệu hồi hơn 3.500 xe Bentayga do nguy cơ rò rỉ nhiên liệu gây cháy nổ

Uống nước lọc cấp tốc trong thời gian ngắn có thể dẫn tới tử vong

Quảng Ninh kiểm soát chặt ô tô điện nhập lậu do tiềm ẩn nhiều nguy cơ

友情链接