Ông Wayne Barford,ệtNamđãgiảiquyếtđượcnhiềuvấnđềliênquanđếnchuyểngiáyamagata fc cố vấn cấp cao của Trung tâm thuế và đầu tư quốc tế, Cựu trợ lý ủy viên Sở Thuế vụ Australia. Hiện nay, trong công tác quản lý thuế, chuyển giá được cho là một hoạt động đáng chú ý, luôn được các cơ quan quản lý đề cao để chống thất thu thuế. Ông đánh giá như thế nào về hoạt động này? Chuyển giá là một hoạt động rất bình thường, diễn ra hàng ngày của các doanh nghiệp (DN) cho dù đó là DN Việt Nam hay các DN đa quốc gia. Đây cũng là xu hướng kinh doanh của thế kỷ 21. Đó có thể là giữa các công ty trong nước hoặc trong nước với nước ngoài. Việc chuyển giá bình thường sẽ không có vấn đề gì. Tuy nhiên, nếu chuyển giá không đúng với giá trị thực và không theo nguyên tắc chung của kinh doanh, đặc biệt giữa các công ty đa quốc gia thì đó là hoạt động không đúng. Hiện nay, vẫn còn nhiều người chưa rõ về vấn đề này. Thực tế cho thấy, các công ty lớn thường muốn đầu tư vào những nước có chính sách ưu đãi thuế. Từ kinh nghiệm của tôi cho thấy, các DN đều muốn được đối xử công bằng theo pháp luật. Các công ty lớn thường không quan tâm đến vấn đề trốn thuế mà muốn tập trung vào việc đầu tư và làm theo các quy định của pháp luật. Tôi muốn đề cập đến một vấn đề là thỏa thuận trước về giá tính thuế (APA). Đó là việc các DN trao đổi với các cơ quan Thuế và thỏa thuận với họ về những giao dịch mà họ sẽ thực hiện trong tương lai. Đó là cách làm mang lại lợi ích cho cả hai bên. Các DN lớn thường rất minh bạch và công khai tài liệu. Nhiều công ty đa quốc gia đã áp dụng phương pháp này tại Việt Nam. Mọi thứ diễn ra rất tốt đẹp và được Tổng cục Thuế Việt Nam phê duyệt. Ở Việt Nam, Chính phủ cũng như cơ quan quản lý thuế rất chú trọng vấn đề chuyển giá. Ông đánh giá như thế nào về những nỗ lực của Việt Nam để ngăn chặn thất thu thuế từ hành vi chuyển giá trái phép? Điều quan trọng là Chính phủ Việt Nam đã đưa ra Nghị định số 20/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với DN có giao dịch liên kết và Thông tư 41 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 20/2017/NĐ-CP. Những quy định pháp lý này đã cung cấp những định hướng về vấn đề chuyển giá rõ ràng cho cơ quan quản lý cũng như DN. Những quy định đó được đưa ra theo khuyến nghị của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), tập trung vào nguyên tắc so sánh giữa các công ty đa quốc gia với các công ty liên quan và các giao dịch độc lập. Cách làm này dựa vào những trường hợp có thể so sánh, để từ đó xem xét các trường hợp chuyển giá giữa các công ty đa quốc gia và đưa ra quyết định liệu giá của giao dịch liên kết có tương đương với giá của các giao dịch độc lập hay không. Nếu đúng như vậy, việc chuyển giá không gây ra tác động tiêu cực. Nếu như quá trình chuyển giá đó có vấn đề, cần đánh giá lại xem có sự không phù hợp hay không. Cơ sở pháp lý được cho là khá đầy đủ và rõ ràng rồi. Vậy trong quá trình thực hiện, theo ông đâu là thách thức đối với Việt Nam? Trong quá trình đánh giá việc chuyển giá, chúng ta khó có thể xác định được một mức giá chính xác mà nó được đưa ra như là một con số ước lệ. Chúng ta dựa vào những kinh nghiệm, tình hình thực tế để đưa ra ước lượng phù hợp. Việt Nam đang áp dụng các nguyên lý của OECD. Những nước khác đã áp dụng các nguyên lý này và đương nhiên gặp phải những thách thức nhất định. Tuy nhiên, mô hình này hoạt động khá hiệu quả. Song vấn đề lại phụ thuộc vào việc Việt Nam phối hợp với các Chính phủ nước khác nhằm thu thập các thông tin cần thiết. Điều này rất quan trọng. Tôi nhận thấy Việt Nam đã có quan hệ rất tốt với nhiều nước trên thế giới và giải quyết được nhiều vấn đề liên quan đến chuyển giá. Ngược lại, Việt Nam cũng cung cấp những thông tin cần thiết cho các Chính phủ khác trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến chuyển giá. Khi nhắc đến vấn đề chuyển giá, chúng ta cần có sự cân nhắc. Xin khẳng định lại, chuyển giá là một hoạt động rất bình thường giữa các DN. Và bản thân các DN đa quốc gia muốn thực hiện các hoạt động chuyển giá theo những quy định hiện hành. Vậy, ông có lời khuyên gì cho Chính phủ Việt Nam trong việc triển khai các quy định về chuyển giá? Hiện nay, dựa vào mô hình của OECD, chúng ta có 4 cách giải quyết vấn đề chuyển giá. Nguyên lý cánh tay vươn dài cho phép có cách nhìn tổng quan hơn về các giao dịch chuyển giá. Chúng ta có 4 cách ứng dụng các mô hình kiểm tra. Vấn đề này cũng rất phức tạp và khó hiểu đối với nhiều người. Vấn đề là Chính phủ Việt Nam cần phải thu thập được thông tin từ các cơ quan tư pháp ở nước ngoài. Đó là thách thức rất lớn đối với bất kỳ Chính phủ nào. Tuy nhiên, bất kỳ công ty đa quốc gia nào cũng có thể hợp tác với Chính phủ và cung cấp những thông tin cần thiết. Chính phủ Việt Nam đang đi đúng hướng. Việt Nam đã áp dụng những nguyên lý của OECD. Nghị định 20 về chuyển giá đã được triển khai trong vòng hơn một năm qua. Chính phủ Việt Nam sẽ có những hướng đi phù hợp hơn đối với vấn đề này. Tôi muốn nhấn mạnh rằng chuyển giá không phải là trốn thuế. Tôi có khuyến nghị là Việt Nam hãy tiếp tục những nỗ lực vừa qua, đặc biệt là việc áp dụng Nghị định 20 và Thông tư hướng dẫn áp dụng các nguyên tắc của OECD. Chúng ta cần có những bước đi cụ thể và cẩn trọng. Việc xác định giá chuyển nhượng được dựa trên phương pháp ước lượng. Tôi cho rằng việc áp dụng phương pháp thỏa thuận trước về giá tính thuế có vai trò rất quan trọng. Và các công ty đa quốc gia rất muốn áp dụng phương pháp này. Xin cảm ơn ông! |