TheĐiệnthoạidiđộkqbd giai ha lano một cuộc khảo sát của cơ quan quản lý bưu chính Ofcom, trong số chúng ta cứ mười người thì tám người có thói quen để điện thoại di động bên mình qua đêm và một nửa trong số đó sử dụng điện thoại để báo thức.
Tuy nhiên các chuyên gia lo ngại về tác động của thói quen này, ít nhất nó sẽ khiến chúng ta luôn ở tâm trạng đề phòng. Vì vậy giấc ngủ không được sâu và cuối cùng chúng ta không được ngủ đủ giấc để phục hồi sức khỏe. Đồng thời, thói quen này còn kích hoạt chứng mất ngủ và hàng loạt các vấn đề liên quan đến giấc ngủ khác.
Tiến sĩ Guy Meadows, chuyên gia về chứng mất ngủ của trường Sleep cho biết: “Hầu hết mọi người sẽ ngủ ngon hơn nếu trong phòng ngủ không có điện thoại di động hay bất cứ thiết bị điện tử nào khác”.
Một ý kiến cũng gây nhiều tranh cãi khác, đó là để điện thoại di động bên mình qua đêm là nguyên nhân gây chóng mặt và nhức đầu.
Tác động chính của điện thoại trong phòng ngủ là ánh sáng, đặc biệt là các loại điện thoại đời mới với độ sáng màn hình cao và chất lượng tốt.
Ánh sáng của di động sẽ ảnh hưởng tới đồng hồ sinh học của chúng ta và đánh lừa cơ thể vẫn tin là ban ngày, bác sĩ Charles Czeisler, một giáo sư y khoa về giấc ngủ tại Đại học Harvard cho biết.
Tiến sĩ Meadows cũng giải thích thêm, ánh sáng sẽ kích thích các tế bào trong võng mạc, khu vực ở phía sau mắt rồi truyền thông điệp tới não. Sau đó các tế bào nhạy quang thông báo cho cơ thể của chúng ta đó là khoảng thời gian nào.
Từ đó, hoạt động này sẽ kiểm soát việc giải phóng ra hoóc môn melatonin, một loại hoóc môn kích thích giấc ngủ và hoóc môn cortisol giúp bạn thức giấc.
Tất cả các loại ánh sáng nhân tạo, từ bóng đèn tiêu chuẩn đến các loại bóng huỳnh quang đều ngăn chặn sự giải phóng ra hoóc môn melatonin làm chúng ta tỉnh táo lâu hơn. Nhưng ánh sáng từ màn hình điện thoại di động còn tác động mạnh hơn thế bởi loại ánh sáng phát ra từ điện thoại, máy tính bảng và sách điện tử chứa một lượng lớn ánh sáng xanh. Và theo giáo sư Skene thì “ các tế bào trong võng mạc nhạy cảm nhất với màu xanh”.
Đây là lý do tại sao khi bạn đọc một cái gì đó trên điện thoại hoặc máy tính bảng trước khi đi ngủ có thể sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn so với đọc một cuốn sách với ánh đèn bên cạnh giường. Và đó cũng là lý do tại sao các chuyên gia tư vấn khuyên mọi người không nên nhìn vào màn hình 2 – 3 giờ trước khi đi ngủ.
"Cũng như các loại ánh sáng, độ sáng, khoảng thời gian, thời gian trong ngày và khoảng cách từ mắt đến ánh sáng là những thứ có tác động tới đồng hồ sinh học của cơ thể”. Giáo sư Skene còn nói thêm: "Vì vậy, nếu bạn để mắt mình gần sát màn hình vào khoảng 2, 3,4 giờ sáng tức là bạn đang làm mọi thứ để phá vỡ giấc ngủ, điều này sẽ chỉ làm bạn tỉnh táo hơn thôi.”
Thậm chí một chút ánh sáng lóe lên khi có tin nhắn cũng gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Một nghiên cứu năm 2011 tại Đại học Stanford của Mỹ đã thử nghiệm tác động chỉ với 0,12 giây tiếp xúc với ánh sáng vào ban đêm. Người tham gia được tiếp xúc với các xung ánh sáng kéo dài hai phần nghìn giây cho mỗi một tiếng. Và chỉ với chút ánh sáng này cũng làm trì hoãn đồng hồ sinh học và khiến mọi người tỉnh táo hơn.
Chuyên gia giấc ngủ Tiến sĩ Neil Stanley cho biết thêm: "Để có được một giấc ngủ ngon, bạn phải cảm thấy hoàn toàn bình yên và không lo lắng về bất cứ điều gì. Nếu bạn chỉ tắt điện thoại di động thì trong tiềm thức vẫn thôi thúc bạn mở máy. Khi đó, bộ não sẽ theo dõi tình hình và bạn sẽ không có được giấc ngủ sâu và dễ bị thức giấc.
Vì vậy, tín hiệu điện thoại ảnh hưởng thế nào đến giấc ngủ của bạn?
Một chiếc điện thoại di động sẽ luôn kết nối tín hiệu với trạm gốc bằng sóng vô tuyến – một loại bức xạ điện từ. Sóng vô tuyến không giống như tia X-quang hay bức xạ trong điều trị ung thư, tức là không bị ion hóa vì vậy chúng không có đủ năng lượng để thay đổi cấu trúc của các nguyên tử. Tuy nhiên, vẫn có bằng chứng cho thấy bức xạ này có thể ảnh hưởng đến hoạt động điện não khi ngủ.
Một nghiên cứu nhỏ năm 2008 cho thấy những người tham gia mất trung bình khoảng thêm sáu phút nữa để đi vào giấc ngủ sâu khi tiếp xúc với bức xạ điện thoại di động.
Và có một căn bệnh gây tranh cãi nhiều trong thời gian qua mang tên electrosensitivity, đây là căn bệnh tập trung nhiều triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, ù tai và rối loạn giấc ngủ và nguyên nhân do năng lượng điện từ các nguồn như điện thoại di động hoặc Wi-Fi.
Nhưng các nhà nghiên cứu đã cho rằng đó không phải là nguồn điện từ gây ra các triệu chứng trên.
Giáo sư Malcolm Sperrin, giám đốc y khoa vật lý và kỹ thuật lâm sàng tại bệnh viện Hoàng gia Berkshire, cho biết thêm: " Chỉ với việc này không hẳn là bằng chứng cho việc bức xạ điện thoại có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn hay không. Trên thực tế, chiếc sạc điện thoại cũng là mối nguy hiểm khôn lường , chúng được coi như máy biến áp cắm vào nguồn điện và phát ra ảnh hưởng mạnh hơn.”
Sau tất cả nghiên cứu, các chuyên gia đều kết luận rằng bạn nên tắt nguồn điện thoại hoặc mang nó ra khỏi phòng ngủ, chỉ có cách này bạn sẽ có giấc ngủ ngon.
Hương Mi
Gửi mùi hương qua smartphone 顶: 7489踩: 1
【kqbd giai ha lan】Điện thoại di động
人参与 | 时间:2025-01-10 23:47:01
相关文章
- Công ty tổ chức đấu giá biển số xe hưởng thù lao như thế nào?
- UNESCO vinh danh bằng chứng Hoàng Sa của VN
- Delta từng bước khẳng định giá trị thương hiệu
- Khối ngoại mua ròng 18 phiên liên tiếp hàng nghìn tỷ đồng
- Bắt nghi phạm dùng súng cướp ngân hàng ở Tiền Giang
- Lo ngại dịch COVID
- Phủ Dầy (Nam Định): Có nên bỏ thủ nhang, đồng đền?
- Phát huy vai trò của người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số
- LG tung ra smartphone nắp gập vỏ da dùng Android
- Hơn 20 năm, EU hỗ trợ 3.500 tỷ đồng cho phát triển ngành Y tế
评论专区