Bà Cao Thị Ngọc Dung. |
Là đơn vị có thâm niên tại thị trường trang sức nội địa,ủtịchHĐQTPNJCaoThịNgọcDungNgườiđưatrangsứcViệtlênvịtríhàngđầuchâuÁgiải mã kèo bóng đá PNJ đã xây dựng được một thương hiệu kim hoàn uy tín, vững mạnh như hiện nay, xin bà chia sẻ về quá trình xây dựng và vươn lên trong kinh doanh, cũng như những đề xuất để phát triển thương hiệu?
Năm 1988, khi tôi chính thức nhận nhiệm vụ và gầy dựng PNJ, ngành kim hoàn Việt Nam lúc này gần như bị mai một. Ở thời điểm đó, ngay việc muốn mua chiếc nhẫn cưới, người dân cũng phải đến cửa hàng vàng bạc của Ngân hàng Nhà nước xin giấy phép. Các sản phẩm giao dịch trên thị trường chủ yếu là vàng miếng… Tuy nhiên, trong thâm tâm, tôi luôn nuôi giấc mơ về thương hiệu trang sức của Việt Nam.
Đầu năm 1990, khi TPHCM có chủ trương hóa giá nhà tính bằng vàng SJC, tôi nhận thấy, nếu vẫn tập trung vào vàng miếng, PNJ sẽ khó cạnh tranh được với SJC. Vì vậy, tôi quyết định dồn toàn lực sang phát triển ngành nữ trang. Thế nhưng, tôi phải đối diện với 2 câu hỏi khó: thợ đâu và lựa chọn mô hình nào? Nhất là khi Việt Nam chưa có trường lớp nào đào tạo ngành nữ trang. Ở thời điểm ấy, muốn giải bài toán thợ nữ trang, phần lớn các công ty đều chọn cách hợp tác với chủ hiệu vàng tư nhân để lấy kinh nghiệm. Nhưng thiết nghĩ “nếu dựa vào người khác sẽ bị phụ thuộc, dễ bị rủi ro dừng hợp tác và khó lớn lên được” nên tôi quyết định tự làm.
Thông qua những mối quen biết, tôi đã mời được các nghệ nhân, thợ nữ trang, kỹ thuật viên cùng hợp tác, gầy dựng PNJ. Phát triển đội ngũ ở PNJ từ 20 người lên 50 người, rồi lớn hơn. Giờ đây, PNJ được đánh giá là cái nôi đào tạo thợ kim hoàn Việt Nam. Riêng thợ nữ trang ở PNJ đã hơn 1.000 người. Đó là chưa nói đến hàng trăm thợ nữ trang từ “lò” PNJ đã ra lập cơ sở riêng hoặc làm cho các công ty khác.
Trong chặng đường 31 năm hình thành và phát triển của PNJ đã có những đổi thay ra sao thưa bà?
Mặc dù thời điểm ấy đã vực dậy được ngành kim hoàn từ đống tro tàn, nhưng tôi luôn ấp ủ giấc mơ: “Cái gì nước ngoài làm được thì Việt Nam cũng sẽ làm được. Việt Nam cũng phải có một thương hiệu trang sức đẳng cấp, một doanh nghiệp kim hoàn lớn mạnh đủ sức cạnh tranh với các thương hiệu trang sức nổi tiếng thế giới”. Chính vì vậy, tôi đã thẳng thừng từ chối liên doanh với các doanh nghiệp trang sức lớn của các nước lớn ngay từ những năm đầu thành lập, vì tôi sớm nhận ra doanh nghiệp nước ngoài cũng chỉ cần “thị trường” Việt Nam là chính. Trong khi các kỹ sư Việt Nam có thể tự tiếp cận công nghệ. Tôi có niềm tin PNJ không cần liên doanh, trả phí hàng trăm ngàn USD cho chuyển giao công nghệ thì vẫn có thể sản xuất nữ trang theo hướng công nghiệp hóa.
Với niềm tin vàng ấy, năm 1990, tôi đã “xuất ngoại” học hỏi về công nghiệp sản xuất nữ trang tại các quốc gia có ngành kim hoàn phát triển, đầu tư nhập máy móc công nghệ tiên tiến, thành lập xưởng chế tác nữ trang. Từ cột mốc đó, Việt Nam đã có những sản phẩm trang sức đầu tiên được sản xuất theo dây chuyền công nghệ chính thức ra đời, Xí nghiệp nữ trang PNJ (Nay là Công ty chế tác trang sức PNJP – Công ty thành viên của tập đoàn PNJ) trở thành là một trong những xí nghiệp lớn nhất khu vực.
Mặt khác, để đạt được kết quả cao trong kinh doanh và tăng doanh thu ở mảng bán lẻ nữ trang, PNJ đã và đang được thực hiện toàn diện nhằm hoàn thiện mô hình bán hàng đa kênh từ cửa hàng độc lập đến tích hợp trung tâm thương mại hiện đại, siêu thị, từ trực tiếp đến thương mại điện tử. Tất cả được vận hành song song với hoạt động ứng dụng Big Data vào phân tích và đưa ra những quyết định đón đầu xu hướng tiêu dùng, cải tiến hệ thống CRM, ứng dụng AI vào quá trình sản xuất. Bên cạnh đó, hệ thống camera ứng dụng AI tại cửa hàng sẽ góp phần thu thập, cung cấp dữ liệu cho công tác phân tích hành vi khách hàng bên cạnh những ghi nhận và phản hồi trực tiếp từ chính các nhân viên bán hàng.
Năm 2019, PNJ đã vận hành hệ thống ERP nổi tiếng nhất thế giới - SAP 4HANA. Đây chính là công cụ đắc lực giúp PNJ quản trị và sử dụng tối đa tiềm năng các nguồn lực, tạo sức mạnh toàn diện cho doanh nghiệp trên cơ sở tăng cường năng lực sản xuất, quản trị chuỗi cung ứng, quản trị chiến lược, marketing… nhằm tiếp tục duy trì vị thế số 1 tại thị trường Việt Nam. Tiến trình này được thực hiện song song với công cuộc làm giàu tài nguyên nguồn nhân lực, tài nguyên thương hiệu, tài nguyên khách hàng,… cũng như chuẩn bị nguồn lực đủ kiến thức, kinh nghiệm phân tích, sử dụng dữ liệu trong hoạt động kinh doanh, tiến mạnh vào kỷ nguyên bán lẻ 4.0.
Được biết, tại lễ trao giải JNA Awards 2019 vừa qua, PNJ đã vượt qua rất nhiều doanh nghiệp trang sức hàng đầu châu lục đến từ Hồng Kông, Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Singapore… để cùng với Luk Fook Holdings International, Ltd cùng nhận giải “Nhà bán lẻ trang sức số 1 châu Á”. Bà có thể chia sẻ đôi chút về giải thưởng danh giá này?
JNA Awards được ví như giải Oscar của ngành kim hoàn châu Á do tạp chí chuyên ngành trang sức số 1 châu Á và có tầm ảnh hưởnglớn, uy tín trong ngành kim hoàn thế giới Jewellery News Asia tổ chức, công bố trong khuôn khổ triển lãm trang sức lớn nhất thế giới diễn ra tại Hồng Kông hằng năm. Ban giám khảo của giải thưởng là những chuyên gia có uy tín hàng đầu, có tầm ảnh hưởng, đã và đang hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường kim hoàn, trang sức, thời trang châu Á cũng như của hội đồng vàng thế giới tại châu Á.
Ðể có được kết quả này, Ban giám khảo JNA Awards đã đánh giá một cách toàn diện và tham chiếu nhiều nguồn thông tin khác nhau từ quy mô tổng thể, mạng lưới bán lẻ, cơ cấu sản phẩm, thị phần nắm giữ, dữ liệu khách hàng đến lợi thế kinh doanh, điểm khác biệt đối với các đối thủ cạnh tranh, chương trình hành động và hiệu quả cụ thể từ các hoạt động marketing, huấn luyện đội ngũ bán hàng, quản trị chuỗi cung ứng, hàng tồn kho, chương trình và phương thức gia tăng trải nghiệm khách hàng, những giá trị doanh nghiệp mang lại cho khách hàng và những phản hồi chi tiết.
Chủ tịch Giải thưởng JNA Letitia Chow và cựu Tổng giám đốc Hội đồng Vàng Thế giới khu vực châu Á Albert Cheng đã bay sang Việt Nam để thị sát tình hình hoạt động tại các cửa hàng, xí nghiệp trang sức PNJ, đồng thời tham chiếu trực tiếp các thông tin thu nhận và chiến lược, chương trình hành động từ Ban lãnh đạo Công ty, từ đó ghi nhận và đánh giá rất cao sự phát triển đột phá, sáng tạo và chiến lược bền vững của PNJ.
Công ty hiện có rất nhiều tiềm năng để bứt phá, trong cương vị người chèo lái của PNJ, xin bà cho biết về kế hoạch mở rộng chinh phục thị trường trong tương lai?
Từ một cửa hàng kinh doanh vàng bạc của quận Phú Nhuận thành lập 1988 với vốn 7,4 lượng vàng và 20 con người, đến nay PNJ đã có mạng lưới bán lẻ 400 cửa hàng phủ 54 tỉnh thành trên toàn quốc, cũng như đã được xuất khẩu sang 13 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng tài sản là 6.526 tỷ đồng, vốn điều lệ 2.226,7 tỷ đồng. PNJ đã trở thành công ty trang sức hàng đầu châu Á với vốn hóa thị trường năm 2018 trên 1 tỷ USD. Tổng doanh thu 2018 là 14.679 tỷ đồng, lãi trước thuế 2018 là 1.205,6 tỷ đồng, lãi sau thuế 2018 là 959,9 tỷ đồng, tổng cán bộ nhân viên gần 7.000 người.
PNJ đặt ra mục tiêu 500 cửa hàng đến năm 2020, tương đương với con số mỗi năm duy trì mở mới khoảng 80 cửa hàng là một kế hoạch khá tham vọng mà chúng tôi cũng e ngại sự tăng lên quá nhanh của các chi phí cố định cho cửa hàng có thể là rủi ro, tuy nhiên với một hệ thống quản trị tốt, quá trình triển khai có sự đánh giá hiệu quả liên tục để PNJ nhìn nhận vấn đề này. Ngoài việc mở rộng cửa hàng bán, PNJ cũng đang quan tâm đến việc bắt tay mạng lưới 12.000 tiệm kim hoàn địa phương…
Xin cảm ơn bà!
Bà Cao Thị Ngọc Dung đã từng được CSRWorks châu Á vinh doanh là Superwomen vì sự phát triển bền vững và Forbes châu Á bình chọn nằm trong nhóm 40 phụ nữ có tầm ảnh hưởng nhất châu Á 2018 cùng nhiều danh hiệu, giải thưởng danh giá, uy tín trong nước và quốc tế. Ngày 17/9/2019, tại buổi lễ JNA Awards danh giá, bà Dung đã vinh dự được trao giải Oscar “thành tựu trọn đời” của ngành kim hoàn châu Á vì những đóng góp to lớn cho công cuộc vực dậy nghề kim hoàn Việt Nam suốt hơn 3 thập kỷ qua. |